|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 12/10/2020

13:54 | 14/10/2020
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 12/10/2020.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Trong 10 ngày đầu tháng 10, giá cao su tại OSE và Thượng Hải tăng, giá cao su tại Thái Lan giảm. 

- Cà phê: Đầu tháng 10/2020, trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giảm, giá arabica tăng. Giá cà phê diễn biến trái chiều do sản lượng cà phê arabica giảm, trong khi sản lượng cà phê robusta tăng. 

Theo Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), nhu cầu tiêu thụ cà phê trong những tháng còn lại của năm 2020 dự báo sẽ giảm do kinh tế toàn cầu khó khăn. 

Hạt tiêu: Đầu tháng 10/2020, giá hạt tiêu đen trên thị trường thế giới biến động trong biên độ hẹp khi cung cầu cùng giảm. 

- Hạt điều: Trong 7 tháng đầu năm 2020, Brazil đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang Đức, ItalyArgentina, xuất khẩu sang Mỹ, Canada và Hà Lan… giảm. 

- Rau quả: Xuất khẩu chuối của Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2020 tăng 225,69% so với cùng năm 2019. EU và Trung Quốc đã kí thỏa thuận bảo vệ 100 chỉ dẫn địa lí của Trung Quốc tại châu Âu. 

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong 10 ngày đầu tháng 10/2020, giá sắn và sản phẩm từ sắn tại Thái Lan ổn định so với cuối tháng 9/2020. Nhập khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Trung Quốc từ Thái Lan giảm, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh. 

- Thủy sản: Tháng 9/2020, nguồn cung tôm nguyên liệu cho chế biến tại Ấn Độ thiếu hụt do tôm chết hàng loạt và nông dân đã thu hoạch sớm. Ngành cá đóng hộp tại Indonesia đang đối mặt tình trạng tăng giá nguyên liệu thô nội địa. 

Năm 2020, sản lượng cá tra của Trung Quốc dự báo giảm mạnh xuống còn 18.000 tấn, so với mức 32.000 tấn năm 2019. 

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Các nhà xuất khẩu đồ nội thất Malaysia đang được hưởng lợi từ việc gia tăng đơn đặt hàng từ các thị trường, đặc biệt là từ Mỹ do sự thay đổi phong cách làm việc.

 Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

Cao su: Đầu tháng 10/2020 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng tăng so với cuối tháng 9/2020. Tháng 8/2020, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng 11,3% về lượng so với cùng năm 2019. 

Cà phê: Đầu tháng 10/2020, giá cà phê trong nước nhìn chung ổn định so với cuối tháng 9/2020. Giá xuất khẩu bình quân cà phê arabica tăng mạnh so với cùng năm 2019. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Malaysia 6 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng năm 2019. 

- Hạt tiêu: Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam ước tính sản lượng hạt tiêu trong nước năm 2020 đạt 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019. Tháng 9/2020, xuất khẩu hạt tiêu ước tính tăng 20,4% về lượng so với cùng năm 2019. Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nga 7 tháng đầu năm 2020 tăng so với 7 tháng đầu năm 2019. 

- Hạt điều: 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều loại W240 tăng 14% về lượng so với cùng năm 2019. Thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 89%, tăng so với cùng năm 2019. 

Rau quả: 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu xoài các loại tăng 10,3% so với cùng năm 2019. Thị phần chuối các loại (mã HS 0803) của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng. 

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong tuần đầu tháng 10/2020, giá sắn củ tươi vụ mới năm 2020 tại Tây Ninh dao động ở mức 2.650 - 2.800 đồng/kg. 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tinh bột sắn giảm, xuất khẩu sắn lát tăng mạnh.

- Thủy sản: Tuần đầu tháng 10/2020, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tăng 200 - 500 đ/kg so với cuối tháng trước; giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau giảm nhẹ. Tháng 8/2020 là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu tôm tăng sau khi chững lại trong tháng 5/2020. 

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu của Nga. Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tăng nhẹ trong tháng 8/2020, trong đó phân khúc đồ nội thất văn phòng dùng trong gia đình đang được thị trường Mỹ và châu Âu quan tâm.

Chi tiết bản tin:  

 

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.