Bản tin thị trường gạo tuần 5/2019: Giá gạo xuất khẩu tăng bất chấp thị trường ảm đạm
Bản tin thị trường gạo tuần 4/2019: Dấu hiệu tích cực từ Philippines, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm |
Cụ thể, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 340 USD/tấn vào tuần trước lên 350 USD/tấn trong tuần này, dù hoạt động hoạt động thương mại vẫn yên ắng, theo Reuters.
"Hầu như không có hoạt động xuất khẩu nào từ Việt Nam trong tuần tới do nghỉ Tết Nguyên đán", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm tại Thái Lan và Ấn Độ đều đi ngang so với tuần trước, với giá gạo 5% tấm tại Thái Lan đạt390 - 402 USD/tấn (FOB), và 381 - 386 USD/tấn ở Ấn Độ.
Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu dự kiến sẽ phục hồi trở lại nhờ những đơn hàng mới. Hôm 27/1, cơ quan mua gạo quốc gia Ai Cập, Tổng cục Cung ứng Hàng hóa (GASC), đã nhận được thêm 4 lời đề nghị tại cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo quốc tế đầu tiên của quốc gia này, dự kiến được chuyển đến trong giai đoạn ngày 20/3 - 20/4 và/hoặc ngày 1 - 30/4, các thương nhân cho biết.
Những lời đề nghị này đến từ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ.
Ảnh minh họa. |
Tại Campuchia, thị trường gạo liên tiếp nhận thông tin trái chiều.
Sau khi Ủy ban châu Âu (EC) quyết định áp thuế đối với gạo có nguồn gốc từ Myanmar và Campuchia, xuất khẩu gạo đón nhận một thông tin tích cực là Trung Quốc tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo từ quốc gia này trong năm 2019.
Theo đó, hôm 21/1, trong buổi gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý nâng hạn ngạch nhập khẩu gạo từ quốc gia Đông Nam Á lên 400.000 tấn cho năm 2019, tăng so với năm ngoái là 300.000 tấn.
Ngoài ra, KhmerTimes trích dẫn nguồn từ Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, với việc áp dụng thuế quan gần đây của Liên minh châu Âu (EU), ngành lúa gạo Campuchia đang cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng cách tăng hiệu quả và giảm chi phí.
Tạo ra một giống lúa thơm chất lượng cao là một trong những ưu tiên của Bộ Nông nghiệp Campuchia. Bộ này kêu gọi các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu tiếp tục làm việc với khu vực tư nhân để giúp tài trợ cho nghiên cứu này.
Nhấn mạnh sự cần thiết trong việc hợp lý hóa các thủ tục nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu, cũng như giảm thời gian kiểm tra chất lượng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà xuất khẩu.
Còn tại Hàn Quốc, tiêu thụ gạo của Hàn Quốc tiếp tục giảm trong năm ngoái, mặc dù sự phổ biến của đồ ăn sẵn sử dụng gạo ngày càng tăng, một báo cáo của chính phủ công bố hôm 28/1 cho thấy.
Trong đó, tiêu thụ gạo bình quân đầu người giảm 1,3% so với năm trước xuống còn 61 kg trong năm tài chính 2018 (gia đoạn tháng 11/2017 - tháng 10/2018), theo Cục thống kê Hàn Quốc. The Nation cho biết, gạo là lương thực chính của quốc gia châu Á này.