|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ba ý tưởng định hình ASEAN trong 50 năm tới

11:09 | 12/05/2017
Chia sẻ
Nhóm chuyên gia tại buổi họp ASEAN của hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra ba ý tưởng quan trọng mà khu vực cần tập trung vào để phát triển tốt hơn. 
ba y tuong dinh hinh asean trong 50 nam toi
Buổi nói chuyện với các chuyên gia tại buổi gặp họp ASEAN của hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Phnom Penh, Campuchia. (Nguồn: CNBC)

Tại buổi thảo luận của CNBC nằm trong khuôn khổ hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm thứ Năm (11/5), một nhóm các chuyên gia đã xác định ba ý tưởng quan trọng mà khu vực cần tập trung vào.

Theo đó, tăng trưởng toàn diện, khai thác nguồn sức mạnh từ công nghệ và kiểm soát căng thẳng địa chính trị là những vấn đề chính mà 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

ASEAN không cần một mô hình kiểu Liên minh châu Âu (EU)

Được thành lập vào cuối năm 2015, Ủy ban Kinh tế ASEAN kỳ vọng triển khai hội nhập kinh tế và tài chính giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn phân vân về việc liệu khu vực có tốt hơn nếu bắt chước mô hình của EU và cũng tiến hành liên minh tiền tệ.

Ông John Rice, phó chủ tịch của General Electric, phát biểu: “Tôi không nghĩ chúng ta cần phải đi xa đến mức tạo ra một đồng tiền chung. Nhưng nếu chúng ta có thể biến biên giới giữa các nước thành những điểm kết nối để mọi quốc gia đều thu được lợi, thì khối liên minh thương mại đã có thể tồn tại, và không cần đến một mô hình EU”.

Thay vì kết nối ASEAN bằng một đồng tiền duy nhất, một sân chơi bình đẳng về nguồn nhân lực và tài chính sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn, ông Rice nói thêm.

Có rất nhiều thứ ASEAN có thể học từ mô hình của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh chống toàn cầu hóa hiện nay, ông Grete Faremo, tổng thư ký kiêm giám đốc điều hành của Văn phòng Dịch vụ Dự án của Liên Hợp Quốc, cho biết.

ASEAN phải thân thiện với tất cả các quốc gia

Vì chính sách “Nước Mỹ đầu tiên” của tổng thống Donald Trump và sự kiện Washington rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều quốc gia Đông Nam Á đã tạo quan hệ mật thiết hơn với Bắc Kinh, với lời hứa đầu tư của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là cường quốc thống trị trong khu vực để tránh sự ảnh hưởng quá mức của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

ba y tuong dinh hinh asean trong 50 nam toi

Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đối đầu với nhau, ASEAN không nên lựa chọn ủng hộ bất cứ bên nào, ông George Yeo, chủ tịch của Kerry Logistics, nhấn mạnh. “Chúng ta phải thân thiện với tất cả các quốc gia khác và thực hiện một nền tảng trung lập để các nền kinh tế lớn quan tâm đến sự phát triển của khu vực”.

Chính phủ các nước không thể bỏ qua sức mạnh của đường truyền mạng

Nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng, đặc biệt là đường truyền kết nối và tốc độ, sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế khu vực, ông Tan Sri Jamaludin Ibrahim, CEO của Axiata Group, cho biết. Bởi, nếu đường truyền mạng là một phần của chương trình nghị sự quốc gia, chính phủ các nước có thể tăng tốc và mạng lại sự phát triển tốt hơn cho giới trẻ ASEAN.

“Điều này sẽ có lợi cho tất cả các khía cạnh của xã hội, đặc biệt là tài chính. Đường truyền mạng là cơ hội cho chúng ta vượt qua các nước phát triển”.

Ông nói thêm, không hẳn là không thể loại bỏ phí chuyển vùng dữ liệu trong khu vực. Tuy nhiên, “vấn đề là sẽ có những người được lợi và những người không. Ví dụ, Singapore sẽ hưởng lợi vì họ có nhiều khách du lịch, trong khi Cambodia thì ngược lại. Chúng ta cần tìm ra một cơ chế để các quốc gia đều có lợi”.

Lyly Cao