|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bà Phấn không còn tài sản nào, luật sư đồng thuận thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ ba ngân hàng

18:09 | 26/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên xét xử chiều 26/1 vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, luật sư bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn đồng thuận kiến nghị của VKS về thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ ba ngân hàng. Luật sư đưa lý giải vì sao thu hồi số tiền 600 tỷ đồng từ bà Phấn thì việc thi hành án không khả thi.
ba phan khong con tai san nao luat su bao chua cho ba phan dong thuan thu hoi hon 6100 ty dong tu ba ngan hang Xét xử Phạm Công Danh chiều 26/1: NHNN không có thiệt hại thì không phải là căn cứ để bà Hứa Thị Phấn phải trả lại 600 tỷ đồng
ba phan khong con tai san nao luat su bao chua cho ba phan dong thuan thu hoi hon 6100 ty dong tu ba ngan hang Tranh chấp quanh chiếc Maybach và căn penthouse giữa bà Hứa Thị Phấn và sếp Phương Trang

Luật sư: Cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng khi không lấy lời khai của 8 người nhận khoản tiền 600 tỷ đồng từ ông Danh

Trong phiên xét xử chiều 26/1 vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, liên quan đến việc VKS đề nghị thu hồi số tiền hơn 6.126 tỷ của ba ngân hàng (Sacombank, BIDV, TPBank), buộc Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh phải liên đới bồi thường.

Luật sư bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn cho hay ngoài kiến nghị thu hồi số tiền trên, VKS không đề nghị số tiền Phạm Công Danh đã chuyển vào VNCB và chuyển vào tài khoản của nhóm nợ Phú Mỹ thông qua bà Hứa Thị Phấn về việc tái cơ cấu.

Sau đó, các luật sư của Phạm Công Danh đã nêu vấn đề bà Phấn phải có trách nhiệm và cho rằng bà Phấn đã lừa bán ngân hàng cho ông Danh gây ra hậu quả.

ba phan khong con tai san nao luat su bao chua cho ba phan dong thuan thu hoi hon 6100 ty dong tu ba ngan hang

Luật sư bà Phấn nêu quan điểm, từ khi khởi tố vụ án, đến khi diễn ra phiên tòa, bà Phấn hoàn toàn không được cơ quan điều tra lấy bất cứ lời khai nào liên quan đến số tiền mà ông Danh đã chuyển cho 8 người trong nhóm cổ đông của bà Phấn đã ủy quyền, những người này liên quan số tiền 600 tỷ đồng nhưng cũng chưa được lấy lời khai.

Cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng khi không lấy lời khai của những người này, vậy quyền trình bày tại tòa của bà Phấn không được thực hiện.

Vì sao không lấy lời khai của bà Phấn trong số tiền 600 tỷ đồng?

Luật sư trình bày, 8 cá nhân liên quan đến việc sử dụng số tiền 600 tỷ đồng không được triệu tập tham gia phiên tòa.

Theo Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín của nhóm cổ đông mới là Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (gọi tắt “Tập đoàn Thiên Thanh” đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ đồng ý, theo đó để được sở hữu trên 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín và 4 nhóm tài sản được đảm bảo cho 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ (gồm 9 ha đất thuộc Quy hoạch Khu đô thị Quận 2; 24,56 ha đất thuộc Quy hoạch Khu đô thị Nhà Bè; 85 triệu cổ phần Công ty Chứng khoán Đại Việt tương đương 85 tỷ đồng mệnh giá gốc và 27 triệu cổ phần Công ty Bảo hiểm Hùng Vương tương đương 27 tỷ đồng mệnh giá gốc), Tập đoàn Thiên Thanh phải thanh toán cho nhóm Phú Mỹ số tiền hơn 4.620 tỷ đồng.

Thế nhưng, toàn bộ số tiền 4.620 tỷ đồng này Tập đoàn Thiên Thanh không thanh toán cho nhóm Phú Mỹ hay cá nhân bà Phấn, mà Tập đoàn Thiên Thanh phải chuyển vào Ngân hàng Đại Tín để tất toán dư nợ gốc (kể cả lãi phát sinh, nếu có) của 29 khoản vay là hơn 3.600 tỷ đồng và khoản đầu tư hơn tròn 1.000 tỷ đồng thông qua tài khoản của bà Hứa Thị Phấn.

Luật sư nêu: "Chúng tôi cũng có suy nghĩ rằng, bà Phấn không được cơ quan điều tra lấy lời khai vì số tiền 600 tỷ đồng có liên quan này đã được ông Danh sử dụng trả cho khoản tiền liên quan đến Tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây Dựng) mà Tập đoàn Thiên Thanh đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Thủ tướng chính phủ đồng ý cho phép thực hiện.

Do đó, việc không lấy lời khai của Bà Phấn vì bà Phấn không còn quyền và nghĩa vụ đến Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây Dựng) là phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng phù hợp với lời trình bày của Ngân hàng Nhà nước – đại diện bởi Đặng Văn Thảo tại phiên tòa là: Khi tái cơ cấu ngân hàng, chủ mới nhận thì kèm theo cả quyền và nghĩa vụ.

Luật sư bào chữa cho bà Phấn đồng thuận đề nghị của VKS về thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ ba ngân hàng

Các giao dịch giữa ông Phạm Công Danh (Tập đoàn Thiên Thanh), bà Hứa Thị Phấn, Ngân hàng Xây Dựng liên quan đến tái cơ cấu Ngân hàng Xây Dựng không thể khôi phục bằng vụ kiện khác vì các giao dịch này đã được thay thế bởi giao dịch mua lại 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước

"Chúng tôi hoàn toàn đồng thuận với nội dung đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát về trách nhiệm dân sự trong việc thu hồi gần 6.127 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và trách nhiệm liên đới bồi hoàn 6.127 tỷ đồng lại cho 3 ngân hàng này của ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh để khắc phục hậu quả thiệt hại đã xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng", luật sư bào chữa cho bà Phấn đưa quan điểm.

Ngoài ra, Luật sư cũng đồng tình với việc không thu hồi số tiền 600 tỷ đồng ông Phạm Công Danh đã chuyển vào Ngân hàng Xây Dựng trong ngày 3/6/2013 và ngày 28/6/2013 để trả nợ cho các hợp đồng tín dụng của nhóm Phú Mỹ thông qua tài khoản phong tỏa 040.301.00.06666 của bà Hứa Thị Phấn theo Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây Dựng) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Xây Dựng và hợp lý hợp tình, hoàn toàn có căn cứ.

Theo luật sư, ngân hàng Xây Dựng và ông Phạm Công Danh, Tập đoàn Thiên Thanh mới là người thụ hưởng cuối cùng số tiền 600 tỷ đồng. 600 tỷ đồng mà Phạm Công Danh chuyển vào TK phong tỏa 06666 của bà Hứa Thị Phấn không phải là “Vật chứng” của Vụ án để thu hồi, xử lý.

Ngoài ra, số tiền 600 tỷ đồng không phải “Tiền do phạm tội mà có”. Số tiền TPBank giải ngân cho 11 công ty, trong đó có 4 công ty liên quan đến số tiền 600 tỷ là nguồn tiền độc lập của TPBank; và việc TPBank cho 11 công ty vay không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì không có thiệt hại nên không cấu thành tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do vậy, không có căn cứ để xác định số tiền 600 tỷ đồng là “tiền do phạm tội mà có” để thu hồi.

Nếu thu hồi số tiền 600 tỷ đồng từ bà Phấn thì việc thi hành án không khả thi

Với hiện trạng sức khỏe đã mất khả năng lao động, mọi sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của bà Phấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào người khác và thiết bị y tế hỗ trợ bà Phấn không có khả năng để lao động tạo thu nhập. Hiện nay bà Phấn không còn tài sản nào.

Luật sư đặt ra vấn đề: Nếu thu hồi số tiền 600 tỷ đồng từ bà Phấn do ông Danh đã chuyển vào Ngân hàng Xây Dựng để thanh toán nợ cho 10 khoản vay theo Phương án tái cơ cấu thông qua tài khoản phong tỏa 06666 của bà Phấn ngày 3/6/2013 và ngày 28/6/2013, thì bà Phấn vừa phải trả nợ cho Ngân hàng Xây Dựng đối với 10 khoản vay 2 lần vừa phải bán hơn 84% cổ phần ngân hàng và 4 nhóm tài sản khác cho Tập đoàn Thiên Thanh với giá 0 đồng. Để sau đó, Tập đoàn Thiên Thanh tiếp tục bán lại toàn bộ các tài sản này cho Ngân hàng Nhà nước với giá 0 đồng. Cuối cùng người bị thiệt hại vì mất toàn bộ tài sản chính là bà Phấn.

Luật sư đề nghị, không thu hồi số tiền 600 tỷ đồng ông Phạm Công Danh đã chuyển vào Ngân hàng Xây Dựng trong ngày 3/6/2013 và ngày 28/6/2013 để trả nợ cho các hợp đồng tín dụng của nhóm Phú Mỹ.

Ánh Dương