Bà Hứa Thị Phấn bị cáo buộc rút hơn 12.000 tỷ đồng của Trustbank như thế nào?
Đại gia Hứa Thị Phấn vắng mặt trong phiên tòa vì lý do sức khỏe | |
Hứa Thị Phấn bị tuyên 17 năm tù, bao giờ thi hành án? |
Chiều ngày 8/5, phiên xét xử bà Hứa Thị Phấn (71 tuổi, nguyên Cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) và 27 người khác về các tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục diễn ra với phần đọc cáo trạng của Viện kiểm sát.
Các bị cáo nghe cáo trạng của Viện kiểm sát (ảnh: Minh Anh) |
Viện kiểm sát cho biết, đầu năm 2007 bị cáo Hứa Thị Phấn cùng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng, đứng tên giúp bà Phấn (gọi tắt là Nhóm Phú Mỹ) đã mua 254.751.970 cổ phần Ngân hàng Đại Tín (Trustbank), chiếm 84,92% vốn điều lệ và Hứa Thị Phấn giữ chức vụ Cố vấn cao cấp Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Tín.
Lợi dụng việc nắm giữ vốn điều lệ lớn, cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank, bà Phấn đã thâu tóm HĐQT, ban điều hành và cán bộ của TrustBank, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, hoạt động thu chi tiền mặt, rút ruột của TrustBank hơn 12.000 tỷ đồng.
Hậu quả TrustBank bị Ngân hàng Nhà nước xếp loại ngân hàng loại D (loại yếu kém), tháng 2/2012 vốn chủ sở hữu âm hơn 2.800 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng.
Cụ thể, bà Phấn thông qua các công ty do mình thành lập và nhân viên dưới quyền có quan hệ họ hàng đứng tên mua 26 bất động sản rồi mua đi bán lại trong nhóm, nâng khống giá trị gấp nhiều lần giá thị trường. Sau đó, bà Phấn chỉ đạo Hội đồng tín dụng và Ban điều hành mua lại chúng với tổng giá trị hơn 3.580 tỷ đồng (cao hơn vốn điều lệ) để rút ruột, chiếm đoạt.
Chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỷ; nâng khống 25 bất động sản khác bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt hơn 1.024 tỷ. Riêng căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Trustbank, bà Phấn và 27 đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 1.105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bà Phấn còn thông qua bị cáo Bùi Thị Kim Loan (kế toán Công ty Phú Mỹ) chỉ đạo cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín tại chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang lập chứng từ hạch toán khống trên hệ thống SmartBank hơn 5.256 tỷ đồng, sau đó đẩy nợ cho Công ty Phương Trang, cấn trừ vào số tiền đã chiếm đoạt.
Cụ thể, từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân cho CTCP Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác tổng cộng 83 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu với số tiền trên sổ sách là gần 16.500 tỷ đồng. Thực tế Công ty Phương Trang chỉ được giải ngân hơn 3.900 tỷ.
Bà Phấn đã lợi dụng doanh nghiệp này đang cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, chỉ đạo người của Ngân hàng Đại Tín buộc Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt, phê duyệt cho vay và giải ngân không thông báo cho Phương Trang.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/