|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Arab Saudi có thể ​​sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng dầu thô thêm lần nữa

16:48 | 31/08/2023
Chia sẻ
Theo Bloomberg, Arab Saudi dự kiến ​​​​sẽ gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu 1 triệu thùng vào tháng 10, khi nước này tìm cách nâng giá trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái.

Trong khi nguồn dầu thô toàn cầu đang thắt chặt do nhu cầu tăng lên mức kỷ lục, đà tăng giá trong mùa hè này đã chững lại do lo ngại ngày càng tăng về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Sự thoái lui này gây ra rủi ro cho Arab Saudi bởi dự trữ ngoại hối của nước này giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Arab Saudi đã đưa ra biện pháp hạn chế nguồn cung bổ sung vào tháng 7 - bên cạnh những khoản cắt giảm mà họ đã thực hiện với các đối tác trong liên minh OPEC+ và đang xem xét việc gia hạn thời gian thực hiện biện pháp này hàng tháng.

20 trong số 25 thương nhân và nhà phân tích được Bloomberg khảo sát dự báo rằng Arab Saudi sẽ tiếp tục biện pháp này trong ít nhất một tháng nữa. Một số đại biểu từ OPEC đã dự đoán riêng về kết quả tương tự.

Ông Bob McNally, Chủ tịch Tập đoàn tư vấn Rapidan Energy có trụ sở tại Washington và là cựu quan chức Nhà Trắng , cho biết: “Tôi không nghĩ họ đã sẵn sàng nới lỏng nguồn cung do vẫn còn rất nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô và đặc biệt là nỗi lo lắng của Trung Quốc. Nếu nới lỏng quá sớm, giới đầu cơ có thể quay trở lại.”

Giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 6 tháng, trên 88 USD/thùng tại London vào đầu tháng này, nhưng sau đó đã giảm xuống khi Trung Quốc - nhà nhập khẩu lớn nhất - phải đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng, từ tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng cao đến tình trạng hỗn loạn trong ngành bất động sản và bóng tối bao trùm ngành ngân hàng. Hợp đồng tương lai dầu Brent được giao dịch ở mức gần 85 USD/thùng vào hôm 31/8.

 Số liệu: Investing (H.Mĩ tổng hợp)

Chỉ có 4 trong số các nhà giao dịch và nhà phân tích được khảo sát dự đoán rằng Arab Saudi sẽ hạ khối lượng cắt giảm hiện tại 1 triệu thùng xuống một con số nhỏ hơn, và chỉ có một người nói rằng chính sách này sẽ kết thúc hoàn toàn. 

Thông thường, Arab Saudi sẽ công bố quyết định gia hạn bằng một tuyên bố được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước vào tuần đầu tiên của tháng.

Ông Gary Ross, một nhà tư vấn dầu mỏ kỳ cựu đã chuyển sang làm giám đốc quỹ phòng hộ tại Black Gold Investor LLC, cho biết: “Thị trường vẫn còn mong manh, đặc biệt là khi nhà máy lọc dầu bảo trì vào tháng 10. Nếu không tiếp tục cắt giảm sản lượng vào tháng 10, Arab Saudi sẽ gặp rủi ro khi phải chịu mức giá 70 USD/thùng đối với dầu Brent - điều mà họ không muốn thấy”.

Các nhà giao dịch cũng đang chờ xem các bước tiếp theo từ Nga, thành viên OPEC+.

Trong khi hầu hết quốc gia nhóm OPEC+ không thể hỗ trợ Arab Saudi cắt giảm nguồn cung sâu hơn, Moscow đã tham gia một cách muộn màng. Ban đầu, Nga cam kết hạn chế xuất khẩu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8, và sau đó cho biết họ sẽ điều chỉnh mức giảm này vào tháng 9 xuống còn 300.000 thùng/ngày.

Liên minh OPEC+ gồm 23 quốc gia dự kiến ​​sẽ nhóm họp vào cuối tháng 11 để xem xét chính sách sản xuất cho năm 2024.

Hiện Nga đang đàm phán với OPEC+ về việc gia hạn cắt giảm xuất khẩu dầu thô. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết Quyết định này sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường.  Tuyên bố từ quan chức năng lượng hàng đầu của quốc gia và nhà đàm phán chính với OPEC được đưa ra khi thị trường dầu thô toàn cầu đang thắt chặt, nhưng đợt tăng giá mùa hè đã bị đình trệ do lo ngại ngày càng tăng về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Bloomberg, trong tháng 5 và tháng 6, Nga xuất khẩu trung bình 4,86 ​​triệu thùng dầu/ngày qua đường ống và đường biển. Trong tháng 7, nguồn cung dầu thô ra thị trường nước ngoài đạt trung bình khoảng 4,28 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 574.000 thùng/ngày. 

H.Mĩ

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.