|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Amazon biến bữa tối trong dịp lễ Tạ ơn thành trận chiến giao hàng tạp hoá

17:12 | 20/11/2018
Chia sẻ
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng nhiều người Mỹ mua hàng tạp hoá trực tuyến lần đầu tiên vào ngày Lễ Tạ ơn. 
amazon bien bua toi trong dip le ta on thanh tran chien giao hang tap hoa Một nửa trụ sở mới của Amazon đã như một thành phố

Cơ hội tuyệt vời để những nhà bán lẻ như Amazon giáo dục và thu hút người dùng

Con gà Tây dần vàng ươm, khách khứa cũng đang đến. Đột nhiên chủ nhà nhận ra ông đã quên mua kem tươi cho chiếc bánh bí ngô mát lạnh. Đó là tình huống Amazon sẵn sàng xuất hiện để “cứu cánh”.

Amazon, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hoá từ các cửa hàng Whole Foods ở Chicago và các thành phố khác tới tận 2h chiều Thứ Năm ngày 22/11 - dịp Lễ Tạ ơn năm nay. Năm ngoái, vào lúc 11h58 tối 24/12, đơn hàng Giáng sinh cuối cùng của Amazon được giao tận nhà, gồm một xe đồ chơi điều khiển từ xa, Bloomberg đưa tin.

Chiến lược kinh doanh của Amazon vào ngày Lễ Tạ ơn là một ví dụ về cách mà các nhà bán lẻ, startups và các quỹ đầu tư mạo hiểm đang cố gắng làm tất cả mọi thứ để tạo ra được lợi thế trong cuộc cạnh tranh bán hàng tạp hoá trực tuyến.

Những kỳ nghỉ lễ trở thành thời điểm hoàn hảo để gây ấn tượng với những người mua hàng thậm chí không muốn thử dịch vụ giao hàng tạp hóa trực tuyến, theo lời của Guru Hariharan, cựu giám đốc điều hành của Amazon và CEO của Boomerang Commerce.

Những nhà bán lẻ như Amazon, Walmart, và Kroger có một cơ hội tuyệt vời để giáo dục và thu hút người dùng bằng cách quảng bá kênh tạp hoá trực tuyến thông qua tuần lễ Tạ ơn.

amazon bien bua toi trong dip le ta on thanh tran chien giao hang tap hoa

Quảng cáo dịch vụ giao hàng tạp hoá tại cửa hàng Whole Foods store in Dublin, Calif. Ảnh: Smith Collection/Gado

Walmart đầu tư vào dịch vụ giao hàng tận nhà với Deliv và các đối tác khác, để duy trì vị thế chuỗi cửa hãng bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Vào tháng 5 năm nay, Tập đoàn Kroger thông báo đầu tư vào Tập đoàn cửa hàng tạp hoá trực tuyến Ocado nước Anh. Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng háo hức rót tiền vào Instacart Inc và Deliv, những cái tên đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Dường như các doanh nhân đã không còn nhớ đến thất bại của Webvan cách đây một năm, hay trường hợp gần đây, kể đến như Blue Apron. Thay vào đó, họ lạc quan rằng những kẻ lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ cuối cùng cũng sẽ nhảy vào kỷ nguyên số.

Những kỳ nghỉ lễ có thể chứng minh điều này là đúng. Khoảng 16% người dân chuẩn bị những bữa ăn cho kỳ nghỉ lễ sẽ đặt hàng tạp hoá trực tuyến, trong đó có đến một nửa trong số họ là những khách hàng lần đầu tiên, theo một khảo sát từ Scottsdale, Arizona, công ty cung cấp phần mềm JDA Software. Phó Chủ tịch JDA, ông JoAnn Martin nói rằng: “Đây không chỉ là xu hướng nhất thời. Nếu các nhà bán lẻ không tiếp tục cải thiện sự tiện lợi, họ sẽ bị tụt lại đằng sau”.

Việc Amazon chi 13,7 tỷ USD để mua lại Whole Foods vào năm ngoái là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong ngành công nghiệp này. Những khoản khuyến mãi khi mua hàng kết hợp sữa và bánh cookie, không đủ để các hãng bán lẻ có thể cạnh tranh trong cuộc đua này.

Thói quen mua sắm có chủ đích và mong muốn tự lựa chọn những thực phẩm tươi sống khiến mảng bán hàng tạp hoá trực tuyến phát triển chậm hơn so với bán sách, đồ chơi và đồ điện tử… trực tuyến. Nhưng, với một thị trường quy mô “khổng lồ” như thế, một sự thay đổi nhỏ cũng là một cơ hội lớn.

Theo Cowen&Co, doanh số bán hàng trực tuyến đồ ăn, đồ uống, xà phòng, dầu gội, thức ăn thú cưng và các mặt hàng khác … (mặt hàng phổ biến ở siêu thị) sẽ đạt 177 tỷ USD vào năm 2022, gấp đôi con số 88 tỷ USD trong năm nay. Điều này sẽ khiến mảng bán hàng tạp hoá trực tuyến lớn hơn cả mảng bán hàng điện tử và đồ chơi trực tuyến gộp lại.

Sự quan tâm mà người ta dành cho mảng giao hàng tạp hoá tương tự như những khoản đầu tư lần lượt được rót vào tự động hoá nhà kho sau khi Amazon mua Hệ thống Kiva vào năm 2012. Các nhà đầu tư mạo hiểm nhận thấy các nhà bán lẻ và công ty logistics chịu áp lực thay đổi để phù hợp với Amazon, và họ đã rót tiền vào các công ty khởi nghiệp như Fetch Robotics, Harvest Automation và Fellow Robots.

Đối với mảng giao hàng tạp hoá, sự khác biệt duy nhất là cuộc cá cược này có giá trị hơn nhiều.

Tháng 12 năm ngoái, Tập đoàn Target thông báo bỏ ra 550 triệu USD để mua lại công ty giao hàng tạp hoá Shipt, để đấu với Amazon. Instacart, startup "mua sắm hộ" nhận được khoản đầu tư 600 triệu USD trong vòng gọi vốn mới đây. Hay mới đây, công ty cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày cho các nhà bán lẻ Deliv cũng vừa nhận được khoản đầu tư 40 triệu USD trong vòng mới nhất...

Xem thêm

Tuệ An