|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ai sẽ là 'nạn nhân' nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

20:15 | 03/05/2018
Chia sẻ
Một số hãng truyền thông đưa tin, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump lên án thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 là “điên rồ”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông Trump có thể rút Mỹ khỏi thỏa thuận trên trong tháng tới “với các lý do trong nước”.
ai se la nan nhan neu my rut khoi thoa thuan hat nhan iran Giá dầu tuần tới: Tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là tâm điểm
ai se la nan nhan neu my rut khoi thoa thuan hat nhan iran Iran: OPEC có thể nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong năm 2019

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể sẽ vận động ông Trump giữ Mỹ ở lại thỏa thuận này khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 27/4.

Châu Âu cũng đang nỗ lực “cứu” thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015, trong đó Mỹ và các cường quốc khác đồng ý dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran và đổi lại nước này phải ngưng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Donald Trump từng cam kết rút khỏi thỏa thuận mà ông mô tả là “thỏa thuận tệ hại nhất từng có” và đe dọa sẽ phản đối việc gia hạn thỏa thuận này vào hạn chót 12/5.

Nếu ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, ai sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất?

ai se la nan nhan neu my rut khoi thoa thuan hat nhan iran
Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Nguồn: Getty Images/Shutterstock/CNNMoney.

Nền kinh tế Iran

Tăng trưởng đã quay trở lại nền kinh tế Iran những năm gần đây. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế vẫn khá mong manh.

“Với hàng loạt đòn trừng phạt của Mỹ, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, tình hình kinh tế vốn đã ảm đạm của nước này chắc chắn sẽ tiếp tục xấu đi”, giáo sư Suzanne Maloney tại Viện nghiên cứu Brookings cho biết.

Những dấu hiệu cảnh báo cũng đã bắt đầu xuất hiện ở thời điểm hiện tại.

Tỷ giá đồng rial của Iran đã giảm mạnh so với đồng USD trong những tháng gần đây. Đồng tiền này đã mất gần 1/3 giá trị chỉ trong một năm qua và theo truyền thông đưa tin, tỷ giá đồng rial thậm chí còn giảm sâu hơn trên thị trường chợ đen.

Đồng nội tệ mất giá khiến hàng hóa nhập khẩu vào Iran trở nên đắt đỏ hơn, trong khi nhiều người dân nước này dùng tiền tiết kiệm để mua USD và euro.

Bất mãn với nền kinh tế trì trệ và cách điều hành yếu kém của chính phủ là nguyên nhân chính khiến nhiều cuộc biểu tình lớn của người dân Iran nổ ra vào cuối năm 2017.

Thị trường dầu mỏ

Iran là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới và sở hữu gần 20% tổng trữ lượng khí tự nhiên toàn cầu.

Quốc gia Trung Đông này đã đẩy mạnh sản lượng lên khoảng 3,8 triệu thùng/ngày kể từ khi các nước lớn nới lỏng trừng phạt. Con số này cao hơn khoảng một triệu thùng/ngày so với năm 2015.

Các biện pháp trừng phạt mới giáng lên xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ là một cú sốc lớn với nguồn cung toàn cầu và có thể khiến giá dầu tăng vọt. Giá dầu đã tăng 13% trong năm nay lên mức cao nhất trong ba năm qua, trong khi giá khí đốt Mỹ nhảy vọt lên mức trung bình toàn quốc ở 2,79 USD/gallon.

“Phần lớn lý do khiến giá dầu tăng là chính sách về Iran của Tổng thống Donald Trump. Các bạn đang nói về một lượng rất lớn dầu mỏ đang bị đe dọa. Các bạn sắp nhìn thấy giá đầu tăng vọt”, ông Joe McMonigle – chuyên gia phân tích chính sách năng lượng cao cấp tại hãng nghiên cứu đầu tư Hedgeye Risk Management, tuần trước cho biết.

Trong khi đó, trao đổi trong chương trình Capital Connection trên CNBC ngày 26/4, ông Ehsan Khoman – trưởng bộ phận nghiên cứu kiêm chiến lược gia tại tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG), cho rằng nếu các nước tái áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Iran, thị trường thế giới có thể mất ít nhất 250 – 350 nghìn thùng dầu mỗi ngày từ nước này.

“Về rủi ro giá dầu tăng, chúng tôi cho rằng khả năng giá dầu Brent vượt 80 USD/thùng và giá dầu WTI vượt 75 USD/thùng là có thể xảy ra. Chúng tôi nghĩ thị trường đã không đánh giá đầy đủ quy mô và tác động của các đòn trừng phạt lên Iran”, ông Khoman nhận định.

ai se la nan nhan neu my rut khoi thoa thuan hat nhan iran
Iran có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới và chiếm gần 20% trữ lượng khí tự nhiên. Nguồn: Raheb Homavandi/Reuters.

Boeing và Airbus

Tính đến thời điểm này, các thỏa thuận lớn nhất mà Iran từng ký kết với doanh nghiệp nước ngoài là thỏa thuận mua máy bay mới để hiện đại hóa đội bay già cỗi của nước này. Hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing đã ký thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD để cung cấp 80 máy bay cho hãng hàng không Iran Air sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Những chiếc máy bay Boeing đầu tiên dự kiến sẽ được giao cho Iran Air trong năm nay.

Theo Boeing, thỏa thuận bán máy bay cho Iran Air sẽ trực tiếp tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người Mỹ. Hãng cũng cho biết 100 nghìn nhân viên Boeing sẽ tham gia thực hiện đơn hàng khổng lồ này.

Boeing cũng đã đồng ý bán 30 máy bay 737 Max trị giá 3 tỷ USD cho Aseman Airlines –một hãng hàng không khác của Iran.

Trong khi đó, Airbus - đối thủ đến từ châu Âu của Boeing, không muốn bỏ lỡ “miếng bánh” trong ngành hàng không Iran, cũng đã ký thỏa thuận bán 100 máy bay cho nước này với giá trị khoảng 10 tỷ USD.

Không riêng Boeing, các thỏa thuận cung cấp máy bay của Airbus cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu Tổng thống Donald Trump tái áp đặt các đòn trừng phạt lên Iran vì hãng chế tạo máy bay châu Âu cũng sử dụng các bộ phận được sản xuất tại Mỹ.

General Electric, Volkswagen và Total

Trong khi nhiều tập đoàn đa quốc gia thận trọng đứng ngoài cuộc chơi tại Iran, một số khác lại quyết định tìm cơ hội tại đất nước này.

Tập đoàn dầu khí Total đã ký thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD để giúp phát triển mỏ khí tự nhiên South Pars khổng lồ tại Iran, cùng với tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc China National Petroleum Corporation (CNPC). Tuy nhiên, tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 thế giới lo ngại cách tiếp cận cứng rắn của Tổng thống Donald Trump có thể “giết chết” thỏa thuận này.

General Electric (GE) cũng nhận được các đơn đặt hàng trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt trị giá hàng triệu USD từ Iran trong năm 2017. Cũng trong năm này, hãng sản xuất ô tô Volkswagen của Đức thông báo hãng sẽ bán xe tại Iran lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua.

ai se la nan nhan neu my rut khoi thoa thuan hat nhan iran
Từ tháng 8/2017, Volkswagen được bán xe tại Iran sau 17 năm gián đoạn. Nguồn: Ashlee Espinal/CNBC.

Các hãng hàng không và chuỗi khách sạn

Các công ty điều hành du lịch đã tận dụng cơ hội tìm hiểu đất nước Iran của du khách và giới đầu tư kể từ khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng sau khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết.

Các hãng hàng không lớn của châu Âu như British Airways (Anh) và Lufthansa (Đức) đã vận hành trở lại các chuyến bay đến Iran, đồng thời chính phủ nước này cũng nới lỏng điều kiện cấp thị thực.

Tập đoàn Accor của Pháp là chuỗi khách sạn quốc tế đầu tiên hoạt động tại Iran trong năm 2015. Trong khi đó, chuỗi khách sạn Meliá (Tây Ban Nha) và Rotana (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) cũng đã công bố kế hoạch mở các khách sạn tại Iran.

Trường Giang

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.