ADB, Prudential, Citi, HSBC, BlackRock thúc đẩy việc đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than ở châu Á
Đề xuất mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thúc đẩy đưa ra một mô hình triển khai tiềm năng và các cuộc đàm phán ban đầu với chính phủ các nước châu Á và các ngân hàng đa phương đang diễn ra hứa hẹn.
Nhóm trên dự kiến sẽ thiết lập quan hệ đối tác công-tư để mua đứt các nhà máy và dừng hoạt động trong vòng 15 năm, sớm hơn nhiều so với tuổi thọ thông thường của các nhà máy, cho người lao động thời gian để nghỉ hưu và tìm công việc mới, trong khi cho phép các nước chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Kế hoạch trên nhằm xây dựng một mô hình sẵn sàng cho Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) sẽ diễn ra tại Glasgow, Scotland vào tháng 11 tới.
Phó Chủ tịch ADB, Ahmed M. Saeed, nói lĩnh vực tư có những ý tưởng lớn về giải pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và đang rút ngắn khoảng cách với lĩnh vực công.
Sáng kiến trên được đưa ra khi các ngân hàng thương mại và các ngân hàng phát triển dưới sức ép từ các nhà đầu tư lớn phải dừng tài trợ cho các nhà máy điện mới nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ông Saeed cho biết thương vụ đầu tiên có thể sẽ được thực hiện sớm nhất là trong năm tới.
Sản xuất điện từ than đang phát thải 1/5 lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của thế giới, là nguồn khí thải lớn nhất.
Châu Á là khu vực có các nhà máy điện sử dụng than được xây dựng mới nhất và thêm các nhà máy đang được xây dựng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định nhu cầu than của toàn cầu sẽ tăng 4,5% trong năm 2021, trong đó châu Á đóng góp 80% mức tăng trưởng này.