|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ

05:45 | 14/08/2019
Chia sẻ
Từ người đồng sáng lập Google Serge Brin cho đến ông chủ Tesla và SpaceX Elon Musk hay đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum,... tất cả đều là những người nhập cư đã biến "giấc mơ Mỹ" thành hiện thực.
avatar_1565709356615

Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: J. Emilio Flores/Getty Images

Hơn một phần ba các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ được thành lập bởi những người nhập cư.

Câu chuyện thành công của những người đứng đầu các công ty này đã thúc đẩy nhiều người nhập cư đến Mỹ với hy vọng hiện thực hóa Giấc mơ Mỹ.

Để đạt được thành công các tỷ phú nhập cư này đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn - từ rào cản ngôn ngữ đến thiếu nguồn lực tài chính - để đạt được thành công phi thường.

Dưới đây là 13 tỷ phú nhập cư nổi tiếng trong làng công nghệ Mỹ, những người đã chứng minh Giấc mơ Mỹ là có thật.

Sergey Brin đã trải qua một "năm đầu tiên rất khó khăn" ở Mỹ

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 2.

Serge Brin, người đồng sáng lập Google Inc. Ảnh: Kimberly White/Getty Images

Người đồng sáng lập Google, Serge Brin, chỉ mới 6 tuổi khi gia đình di cư từ Liên Xô đến định cư ở Maryland, Mỹ.

Bà Aaronenia Brin, mẹ của Serge Brin cho biết, năm đầu đến Mỹ Brin đã phải đấu tranh để sớm thích nghi với môi trường mới. Việc khá rụt rè và nói tiếng Anh chưa chuẩn, khiến năm đầu tiên trở thành "năm khó khăn với cậu nhóc".

Brin mất khá nhiều thời gian để học tiếng Anh, nhưng cuối cùng ông lại theo học chương trình tiến sĩ khoa học máy tính của Stanford, nơi ông gặp người đồng sáng lập Google, Larry Page. Hiện nay, Google là một công ty trị giá 366 tỷ USD và tài sản riêng của Brin khoảng gần 30 tỷ USD.

Elon Musk sinh ra ở Nam Phi, học đại học tại Canada - sau đó mới chuyển đến Mỹ và thành lập công ty đầu tiên

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 3.

Elon Musk, ông chủ của SpaceX và CEO của Tesla. Ảnh: Mike Blake/Reuters

Elon Musk, nhà lãnh đạo công nghệ nổi tiếng và người sáng lập của SpaceX và Tesla, sinh ra và lớn lên ở Nam Phi trước khi nhập tịch Canada vào năm 1989.

Khi Musk chuyển đến Canada để theo học Đại học Queen ở Ontario, ông đã phải tự xoay sở để sống sót chỉ với 1 USD mỗi ngày. Sau đó, Musk chuyển đến Đại học Pennsylvania, Mỹ - nơi ông hoàn tất hai tấm bằng. Musk thành lập công ty đầu tiên của mình, Zip2 Corporation, vào năm 1995.

Ông trở thành công dân Mỹ vào năm 2002. Cùng năm đó, Musk kiếm được tỷ USD đầu tiên khi PayPal được eBay mua lại với giá 1,5 tỷ USD. Sau thành công với PayPal, ông tiếp tục sáng lập Tesla và SpaceX. Hiện Musk có tài sản ròng khoảng 19,7 tỷ USD.

Sundar Pichai từng không được tiếp cận nhiều với điện thoại, máy tính hoặc internet thời niên thiếu nhưng hiện nay ông ấy là CEO của Google

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 4.

CEO Google Sundar Pichai. Ảnh: Hannibal Hanschke/Reuters

Theo CNN, CEO Google Sundar Pichai từng lớn lên ở một thị trấn nhỏ, nghèo đói ở Ấn Độ trước khi chuyển đến Mỹ để theo học đại học.

Pichai theo học Stanford với học bổng toàn phần và nhận bằng MBA từ Trường Wharton tại Đại học Pennsylvania. Sau đó, ông làm việc tại Applied Materials và McKinsey trước khi gia nhập Google vào năm 2004. Năm 2015, ông trở thành CEO của công ty.

Chamath Palihapitiya lớn lên nhờ phúc lợi trước khi trở thành nhà đầu tư tỷ phú

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 5.

Chamath Palihapitiya. Ảnh: Owen Thomas/Business Insider

Chamath Palihapitiya, sinh ra ở Sri Lanka, chuyển đến Canada khi mới 6 tuổi. Thời đó, cha của Palihapitiya là một người thất nghiệp và gia đình ông sống nhờ một tiệm giặt là và dựa vào phúc lợi xã hội.

Chính sự nghèo khó đó thúc đẩy Palihapitiya làm việc chăm chỉ hơn. Ông bị ám ảnh bởi Danh sách tỷ phú của Forbes và mơ ước một ngày sẽ có tên trong danh sách đó.

Sau khi có bằng kỹ sư điện của Đại học Waterloo, Palihapitiya nhanh chóng trở thành một trong những nhà lãnh đạo công nghệ thành công nhất khi còn rất trẻ. Ông là phó chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của AOL - ở tuổi 26. Ông cũng là một trong những nhân viên đầu tiên và giám đốc điều hành có thời gian làm việc lâu nhất tại Facebook.

Năm 2011, Palihapitiya rời Facebook để lập công ty đầu tư mạo hiểm của riêng mình mang tên Social + Capital Partnership. Đây hiện là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển nhanh nhất ở Thung lũng Silicon.

Jan Koum sống bằng tem thực phẩm trước khi bán WhatsApp với giá 19 tỷ USD

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 6.

Đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum. Ảnh: Shutterstock

Đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum sinh ra ở Ukraine và chuyển đến Mỹ cùng gia đình năm 16 tuổi. Họ định cư ở Mountain View, California, nơi họ sống bằng tem phiếu thực phẩm. Mẹ ông làm nghề trông trẻ, còn ông là người dọn dẹp ở cửa hàng tạp hóa địa phương. Cha ông mất vào năm 1997 và mẹ ông qua đời vì bệnh ung thư năm 2000.

Bất chấp tất cả những khó khăn đó, Koum đã tự học về khoa học máy tính thông qua một cuốn sách ông mua tại một hiệu sách cũ. Cuối cùng, ông theo học tại Đại học bang San Jose và sau đó tìm được việc làm tại Yahoo với tư cách là nhân viên số 44.

Năm 2009, Koum thành lập WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin mà sau đó được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD. Giá trị tài sản hiện tại của ông ước tính khoảng 7,2 tỷ USD.

Jerry Yang chỉ biết một từ tiếng Anh khi mới đến Mỹ

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 7.

Jerry Yang là người đồng sáng lập và cựu CEO của Yahoo. Ảnh: Yahoo

Đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang, sinh ra ở Đài Loan, và khi chuyển đến Mỹ vào năm 1976 ông mới 8 tuổi. Khi mới đến Mỹ, Yang chỉ biết mỗi một từ tiếng Anh "shoe" (giày). Ông phải mất 3 năm để sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Nhưng điều đó không ngăn được Yang đạt thành tích học tập xuất sắc. Yang có cả bằng cử nhân và thạc sĩ về kỹ thuật điện tại Đại học Stanford. Ở đó, ông gặp David Filo và họ cùng nhau sáng lập Yahoo - cổng thông tin internet lớn nhất thập niên 90.

Yang đã từ chức CEO của Yahoo vào năm 2009 và rời công ty vào năm 2012. Nhưng ông đã có thể xây dựng một khối tài sản ròng ước tính khoảng 1,15 tỷ USD và vẫn là một nhà đầu tư rất tích cực ở Thung lũng Silicon.

Đơn xin cấp thị thực Mỹ của Sanjay Mehrotra đã bị từ chối 3 lần trước khi ông đồng sáng lập SanDisk

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 8.

Đồng sáng lập và CEO của SanDisk Sanjay Mehrotra. Ảnh: SanDisk

Sanjay Mehrotra, người đồng sáng lập công ty trị giá 18 tỷ USD SanDisk sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ. Năm 18 tuổi, Mehrotra được nhận vào Đại học Berkeley nhưng lãnh sự quán Mỹ ở New Delhi đã từ chối đơn xin thị thực của ông ba lần, nhưng cuối cùng cũng chấp thuận sau khi cha ông nói chuyện với ngài đại sứ trong 20 phút.

Sau khi nhận bằng thạc sĩ về khoa học máy tính và kỹ thuật điện tại Berkeley ông từng làm việc cho Intel, nơi ông gặp người đồng sáng lập SanDisk Eli Harari.

Năm 1988, họ thành lập SanDisk và 26 năm sau, công ty này có mức vốn hóa thị trường khoảng 18 tỷ USD với hơn 8.700 nhân viên trên toàn thế giới.

Andy Grove đã chạy thoát khỏi sự cai trị của Đức Quốc xã và làm việc cật lực trước khi biến Intel thành công ty bán dẫn mạnh nhất thế giới

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 9.

Đồng sáng lập kiêm CEO Intel Andy Grove và Bill Gates. Ảnh: AP

Andy Grove sinh ra ở Hungary và mất nhiều năm chạy trốn Đức quốc xã, trước khi đến Mỹ năm 1957.

Với rất ít tiền và khả năng tiếng Anh hạn chế, Grove gặp không ít khó khăn với cuộc sống mới ở Mỹ. Ông từng làm nhân viên bán hàng trong những năm học đại học ở New York, trong khi bạn gái và vợ tương lai của ông, Eva Kastan làm nhân viên phục vụ bàn.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật hóa học tại Đại học Berkeley, ông tìm được việc làm tại Fairchild Semiconductor. Công việc này đã đưa ông đến vai trò điều hành tại Intel trong những năm đầu tiên, và trở thành CEO trong hơn một thập kỷ.

Vinod Dham 'cha đẻ của Pentium' chỉ có 8 USD trong túi khi vừa đến Mỹ

9 tỉ phú nhập cư nổi danh làng công nghệ Mỹ - Ảnh 10.

Vinod Dham. Ảnh: Wikimedia

Trước khi trở thành "cha đẻ của Pentium" - chip nhớ flash đầu tiên của Intel - Vinod Dham từng là một sinh viên nghèo.

Theo Venturebeat, khi Dham lần đầu tiên đến Mỹ vào những năm 1970, Chính phủ Ấn Độ đã trao ông 8 USD như một khoản tiền trợ cấp cho khách du lịch nước ngoài. Sinh viên có thể nhận thêm 20 USD nếu họ mua chuộc đúng người, nhưng ông từ chối làm việc đó.

Nhờ một khoản vay từ văn phòng du học của Đại học Cincinnati, Vinod Dham đã có thể theo học đại học. Ông cũng tìm thấy một công việc trợ lý nghiên cứu có thể kiếm được 325 USD. Sau khi tốt nghiệp, Dham tìm được việc tại Intel và đã làm nên lịch sử.

Sau khi rời Intel, ông trở thành CEO của Silicon Spice, một công ty được bán với giá 1,2 tỷ USD vào năm 2002. Hiện tại, ông là một nhà đầu tư mạo hiểm.

Kiều Châu