|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

9 biểu đồ chứng tỏ kinh tế Trung Quốc vẫn ổn

16:31 | 07/11/2016
Chia sẻ
Các số liệu kinh tế tốt hơn đã xua đi những lo ngại về tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc. 

Hồi đầu năm nay, thị trường Trung Quốc sụt giảm mạnh bởi những lo ngại về việc tăng trưởng giảm tốc mạnh. Chứng khoán chao đảo và đồng Nhân dân tệ bị phá giá khiến dòng vốn khổng lồ chảy khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Mọi chuyện với Trung Quốc tiến triển tốt hơn theo thời gian. Các số liệu kinh tế tốt hơn đã xua đi những lo ngại về tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc. Những số liệu kinh tế nhạy cảm ở trong và ngoài nước đang cho thấy Trung Quốc đang không rơi vào tình trạng suy thoái.

Theo ước tính tăng trưởng hàng tháng của Bloomberg, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 8. Con số ấn tượng này là nhờ điều kiện tiền tệ (monetary conditions) vẫn ở mức phù hợp.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của tư nhân và chính phủ Trung Quốc đều đạt trên 50 điểm trong những tháng trở lại đây. Điều này cho thấy ngành công nghiệp sản xuất chế tạo của quốc gia này cũng như các lĩnh vực như sản xuất, đơn hàng và việc làm đều đang tăng trưởng tích cực.

Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp cũng đang cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ.

Doanh thu sòng bạc tại Macau, thường được dùng để đại diện tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước – tốc độ tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2014.

Một biểu đồ của Bespoke Investment Group Macro Strategist George Pearkes cũng cho thấy các hoạt động kinh doanh của Trung Quốc trong khu vực đang được cải thiện. Lượng container hàng hóa Trung Quốc qua các cảng tại Đông Nam Á trong năm 2016 đã tăng trở lại sau năm 2015 ảm đạm.

Australia là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.Tiền tệ của nước này có xu hướng tăng trong năm 2016, đồng nghĩa với sự sụt giảm của các loại hàng hóa. Ngân hàng trung ương Australia cho biết điều kiện ổn định của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến lãi suất không đổi sau cuộc họp tháng 11.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và đo lường mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất thời kỳ này so với thời kỳ khác. Chỉ số này tại Trung Quốc lần đầu tăng trưởng dương kể từ năm 2012. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ không thể rơi vào tình trạng giảm phát giống như các quốc gia phát triển đang gặp phải.

Tại Trung Quốc, nhu cầu sử dụng quặng sắt và đồng hiện đang ở mức cao, qua đó giúp giá của 2 mặt hàng này tăng lên mạnh mẽ trong những tuần gần đây.

Chỉ số Li Keqiang được Thủ tướng Trung Quốc dùng để đánh giá dựa trên vốn vay ngân hàng, tiêu thụ điện và lượng vận tải hàng hóa bằng đường sắt. Chỉ số này đã tăng gần 10% trong tháng 9 – tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2013.

Các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh cho thấy khả năng của mình thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng bằng tín dụng. Mặc dù các chiến lược gia cảnh báo rằng cơ chế bình ổn hiện nay sẽ không thể tồn tại mãi nhưng ít ra nó vẫn giúp các thành phần thị trường an tâm hơn một chút trong một năm 2016 đầy biến động.

Chiến lược gia toàn cầu Kit Juckes của Societe Generale SA cho rằng Trung Quốc đang đánh đổi tín dụng quá lớn để lấy chút ít tăng trưởng. Ông Juckes dự báo rằng đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới sẽ mất vào đầu năm 2017.

Thạch Thảo

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.