|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

7 sai lầm khiến các nhà khởi nghiệp không thể thành công

06:19 | 12/07/2019
Chia sẻ
Những sai lầm đáng tiếc khi khởi nghiệp có thể khiến bạn không thể thành công hoặc lãng phí rất nhiều thời gian, công sức.

Bắt đầu kinh doanh có lẽ là một trong những quyết định đúng đắn với nhiều nhà khởi nghiệp. Một số người thậm chí đã bị giới hạn bởi niềm tin rằng bản thân không thể kinh doanh thành công hoặc không có những tố chất cần thiết để trở thành doanh nhân. 

Và khi đã gặt hái được những thành công ban đầu cũng như hiểu được mục tiêu của mình, nhiều nhà khởi nghiệp lại tự hỏi: "Tại sao mình không làm điều này sớm hơn?".

Tất nhiên, đó là một chuyện rất tốt nhưng không có nghĩa là sự nghiệp kinh doanh luôn luôn ổn thỏa và trải hoa hồng. Rất nhiều sai lầm từ khi bắt đầu kinh doanh - một số do thiếu hiểu biết và một số khác do bản tính sẵn có - sẽ trở thành chướng ngại cho bạn trên chặng đường dài. 

Mới đây, chuyên gia về kinh doanh và kiếm tiền độc lập John Schmoll của tạp chí FrugalRules đã tiết lộ 7 sai lầm bản thân từng mắc phải trong suốt 5 năm khởi nghiệp của bản thân.

Cảm thấy quá thoải mái

Là con người, chúng ta luôn khao khát sự thoải mái. Khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn dễ dàng rơi vào cái bẫy của sự tự mãn. Bạn không muốn làm bất cứ điều gì khiến mọi thứ đảo lộn và bạn dừng lại để tận hưởng thành quả hiện có.

Tận hưởng cuộc sống không có gì sai. Đó thậm chí là một phần thiết yếu để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hoặc ít nhất là một số tiền hợp lí.

Tuy nhiên, bạn cần có khả năng điều chỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ hoặc một tình huống xấu đột ngột. Trở nên quá thoải mái khiến việc này khó khăn hơn. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy rất tồi tệ, đặc biệt là vào thời điểm suôn sẻ. 

John đã cần tới một "trận chiến" để tìm ra sự cân bằng chính xác giữa sự lười biếng và tính hiếu thắng.

Không tận dụng danh sách e-mail

Luôn có một khoản lợi nhuận nằm sẵn trong danh sách e-mail của bạn. Đó là yếu tố đã được rất nhiều blogger khởi nghiệp nhắc tới nhưng lại bị nhiều nhà khởi nghiệp trẻ bỏ qua hoặc tận dụng quá ít.

Về lâu dài, bạn sẽ hưởng lợi từ việc phát triển danh sách của mình dù mọi thứ có vẻ khó khăn khi khởi động. Giờ thì đã có những công cụ chuyên dụng để phát triển danh sách e-mail cho doanh nghiệp và không ai nên xem nhẹ chúng.

7-Mistakes-to-Avoid-When-You-Work-For-Yourself-700x1050

Nguồn: FrugalRules

Không từ chối khách hàng tồi tệ

Trở nên quá thoải mái là một sai lầm và điều ngược lại cũng vậy, đặc biệt là khi bạn chỉ mới bắt đầu hoặc khi bạn đã đạt được một vài thành công kinh doanh nhất định. Dù bạn đã kinh doanh 5 năm, 10 năm hay lâu hơn, vấn đề này luôn xảy ra.

Nhiều tình huống tồi tệ xảy ra với khách hàng và vấn đề có thể nằm ở chính họ. Đó có thể là ngân sách quá thấp nhưng yêu cầu quá cao, trạng thái bực bội,... nhưng các nhà khởi nghiệp không bao giờ muốn đánh mất "thượng đế".

Chăm sóc khách hàng là một công việc phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt tuyệt vời. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là đừng bao giờ thỏa hiệp với các giá trị đạo đức và đảm nhận công việc đi ngược lại với những gì bạn đại diện. 

Không nghỉ ngơi

Rút phích cắm máy tính là một nhu cầu chính đáng cho các doanh nhân khởi nghiệp. Chúng ta đang ở trong một xã hội mà dường như có những chiếc điện thoại thông minh được gắn chặt vào tay mỗi người.

Khi bạn điều hành doanh nghiệp của riêng mình, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn. Khách hàng có thể gọi cho bạn 24h/ ngày, trong những ngày lễ và nhiều hơn nữa. Tất nhiên mọi thứ sẽ như vậy nhưng điều quan trọng là thiết lập ranh giới. Bạn càng cho đi, khách hàng sẽ càng mong đợi và sau đó bạn chỉ còn biết tự trách mình.

Không thử điều mới

Điều này thường đi cùng với sự thoải mái quá mức. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần phát triển một cách chuyên nghiệp về cả công việc và cá nhân. Bạn không nhất thiết phải luôn luôn chủ động thử thách bản thân nhưng ít nhất cần phải nắm bắt được cơ hội và thách thức có lợi cho mình.

Không phải mọi thứ bạn thử nghiệm sẽ là một thành công tuyệt đối. Nhiều khả năng sẽ là thất bại nhưng chúng cung cấp những bài học vô giá bạn có thể sử dụng cho tình huống tiếp theo. Đó là sự phát triển đầy ngẫu nhiên theo dòng chảy của cuộc sống.

Làm mọi thứ một mình

Đây là một sai lầm này bắt nguồn từ sự tin tưởng vào chính bản thân nhưng quá thiếu tin tưởng vào cộng sự. Nhiều nhà khởi nghiệp nghĩ rằng mình là người duy nhất biết cách vận hành mọi thứ và thêm vào đống việc cần làm hàng tấn thứ khác.

Ở đây, bạn nên thừa nhận rằng bạn không biết tất cả mọi thứ và có những người có thể giúp đỡ bạn. Trở thành một bóng ma vì không ngủ đủ giấc chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Việc thuê ngoài một số công việc nhất định cho phép bạn tập trung vào những thứ bạn muốn tập trung và xác định các mục tiêu ở cấp cao hơn.

Như đã nói, bạn cần phải chi tiền để kiếm tiền một cách khôn ngoan và nó có thể là một cách tuyệt vời để phát triển doanh nghiệp của bạn. 

Bạn cũng chỉ xuất sắc như những người xung quanh bạn nên hãy thực hiện các nhiệm vụ một cách nghiêm túc và bạn sẽ ngạc nhiên trước thành công sắp tới.

Cô lập bản thân

Nhiều nhà khời nghiệp với tính cách hướng nội gặp vấn đề này. Họ choáng ngợp trước những đám đông, mệt mỏi khi phải giao tiếp quá nhiều và làm việc chủ yếu trên Internet cũng tác động xấu đến các nhược điểm của tính cách náy. 

Sự cô lập có thể khá tuyệt vời cho bản chất hướng nội nhưng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh doanh.

Một số người thậm chí không cần tương tác với ai trong nhiều ngày nhưng điều này gây ra sự cạn kiệt về cảm xúc và kĩ năng xã hội

Dù đó là một không gian làm việc chung, gặp gỡ bạn bè, đối tác kinh doanh thường xuyên hoặc đơn giản là đi ra quán cà phê mỗi tuần một lần, hãy tìm thứ gì đó phù hợp với mình và không cô lập bản thân. 

Như việc thuê một đội ngũ để hỗ trợ, hãy ra khỏi phòng riêng, tìm những con người mới có thể giúp bạn phát triển cả về tính cách và chuyên môn.

Thu Phương