|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

51 tỷ USD vốn hóa bay hơi, thị trường chứng khoán Philippines chính thức bước vào suy thoái

11:29 | 23/06/2018
Chia sẻ
Ngân hàng Trung ương Philippines cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để đưa thị trường chứng khoán nước này ra khỏi hố đen suy thoái đã khiến cho Philippine trở thành thị trường thị trường tồi tệ nhất châu Á.
51 ty usd von hoa bay hoi thi truong chung khoan philippines chinh thuc buoc vao suy thoai Chuyện gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán châu Á?
51 ty usd von hoa bay hoi thi truong chung khoan philippines chinh thuc buoc vao suy thoai Khối ngoại phiên thứ 2 liên tiếp mua ròng trên HOSE, tập trung vào VNM và HPG

Hôm 21/6 vừa qua, chỉ số chứng khoán Philippines tụt dốc 2,3%, tính từ đỉnh hồi tháng 1, chỉ số này đã giảm hơn 20%.

Ông Fritz Ocampo – Giám đốc đầu tư quản lý danh mục 19 tỷ USD của ngân hàng BDO Unibank cho biết lần tăng lãi suất thứ hai của ngân hàng trung ương Philippines vẫn chưa đủ để giúp thị trường chứng khoán hồi phục trong bối cảnh đồng nội tệ mất giá còn lạm phát thì vẫn lên cao.

Đồng peso của Philippines đã mất 6,7% giá trị từ đầu năm tới nay, mức giảm lớn nhất trong số tất cả các đồng tiền châu Á.

Ông Ocampo nói: “Thị trường cần một thông báo rõ ràng để có thể bình tĩnh trở lại. Chúng tôi vẫn chưa thấy đáy của thị trường. Và các đợt hồi phục thường rất nhỏ và ngắn vì các nhà đầu tư ngoại vẫn đang rút vốn khỏi thị trường mới nổi”.

Tính từ đầu năm, thị trường chứng khoán Philippines đã suy giảm 17%, tương đương hơn 43 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi, khiến cho Philippines trở thành thị trường chứng khoán có diễn biến tồi tệ thứ 2 thế giới chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu tình từ mức đỉnh hôm 29/1 thì thị trường chứng khoán của quốc gia Đông Nam Á này đã sụt giảm 22% xuống dưới ngưỡng đánh dấu giai đoạn suy thoái 7.246,9 điểm. Hôm 21/6, chỉ số chứng khoán Philippines đóng cửa ở 7.098,15 điểm, thấp nhất trong suốt 17 tháng qua.

51 ty usd von hoa bay hoi thi truong chung khoan philippines chinh thuc buoc vao suy thoai
Khối ngoại bán tháo, chỉ số chứng khoán Philippines giảm sâu. Nguồn: Bloomberg.

Ông Manny Cruz – chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Asiasec Equities nhận định: “Nhà đầu tư vẫn đang rất hoảng loạn, khối ngoại tiếp tục bán tháo không ngừng nghỉ do đợt tăng lãi suất vừa qua không đủ để trấn an tâm lý. Thêm vào đó là nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang”.

Đợt bán tháo hôm 21/6 khiến cho chỉ số P/E của thị trường chứng khoán Philippines giảm còn 15,3 lần, mức thấp nhất kể từ ngày 26/1/2016 và thấp hơn đáng kể so với mức 19,9 của ngày 23/1 năm nay. Mức P/E hiện nay đang thấp hơn khoảng 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm qua.

Ông Ocampo dự đoán, nếu thị trường hồi phục thì cũng chỉ dừng ở khoảng 7,600 điểm giống biến động tháng trước. Đầu tháng 5, chỉ số tăng hơn 300 điểm trong 2 phiên rồi sau đó cắm đầu đi xuống do lạm phát tăng nhanh và đồng peso sụt giá xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua so với USD.

Theo ông Ocampo, các nhà đầu tư cho rằng lãi suất cần phải tăng thêm 0,25% nữa mới đủ để kiềm chế lạm phát và chặn đà mất giá của đồng Peso. Lần tăng giá tuần qua có lẽ là không đủ để đối phó với tuyên bố tăng lãi suất 4 lần trong năm nay của Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed.

Lần tăng lãi suất vừa qua cũng không ngăn được việc chỉ số iShares MSCI Philippines s ETF giảm 1,5% trong một ngày, ngày giảm thứ 10 liên tiếp và là chuỗi ngày giảm dài nhất từ tháng 6/2013. Hơn 51 tỷ USD vốn hóa đã không cánh mà bay tính từ khi thị trường đạt đỉnh hồi tháng 1.

Đến nay khối ngoại đã rút ròng 1,14 tỷ USD khỏi Philippines và dự kiến con số này có thể đạt 2 tỷ USD trong năm nay nếu các đợt bán tháo không chậm lại. Các công ty bất động sản tỏ ra là những mục tiêu đầu tư hấp dẫn nhờ các đợt mở bán nhà ở và dự án lớn. Các công ty bán lẻ cũng thu hút nhà đầu tư vì có thể chuyển phần tăng giá sang cho khách hàng.

Ông Ocampo nhận xét: “Dòng rút vốn ngoại không có dấu hiệu chậm lại” và cho biết thêm thị trường có thể sẽ còn giảm về mức 7.000 điểm do bán tháo tiếp tục leo thang trước khi hồi phục lên 8.500 điểm cuối năm nay. “Giờ đây, tiền mặt là vua”.

Xem thêm

Y Vân