|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

5 mối đe dọa hàng đầu đối với mọi nền kinh tế

07:41 | 21/08/2019
Chia sẻ
Mọi quốc gia đều có những điểm yếu kinh tế có thể bùng phát thành suy thoái, như thất nghiệp hoặc an ninh mạng, nếu họ không kiểm soát kịp thời.

Dù nền kinh tế của một quốc gia có khả năng phục hồi mạnh mẽ tới mức nào, những yếu tố rủi ro đe dọa tới sự tăng trưởng và thậm chí có thể khiến nó rơi vào suy thoái luôn tiềm ẩn. 

Một số những rủi ro này như ngành công nghiệp quốc gia khủng hoảng đã tồn tại trong nhiều thế kỉ trong khi những rủi ro khác như tội phạm công nghệ cao là hiện tượng mới xuất hiện trong 2 thập kỉ gần đây. 

Một số nguy cơ dễ dàng được đề phòng và giải quiết thông qua chính sách, cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ trong khi những mối nguy khác có thể bùng nổ với rất ít dấu hiệu cảnh báo, để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.

Vì mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều có ưu - nhược điểm khác nhau, một số nơi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn tùy thuộc vào tình trạng của các ngành công nghiệp và kết cấu xã hội của họ. 

Một trong những giải pháp phòng tránh hàng đầu là thảo luận công khai, từ tầng lớp chính trị tinh hoa trong chính phủ tới các doanh nghiệp và toàn xã hội. Nhận thức được các yếu tố rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị tốt nhất có thể, các quốc gia sẽ tạo cho mình cơ hội phục hồi mạnh mẽ khi khủng hoảng xảy ra.

Tạp chí tài chính World Finance đã liệt kê top 5 nguy cơ hàng đầu dẫn đến suy thoái kinh tế cho mọi quốc gia trong lịch sử và cả tương lai.

Thất nghiệp hoặc thiếu việc làm

Thất nghiệp là yếu tố rủi ro lớn nhất trên toàn thế giới và được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xem là nguyên nhân tiềm năng hàng đầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở 31 quốc gia. 

Ngay cả một giai đoạn thất nghiệp ngắn ngủi cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức sống của từng cá nhân, đặc biệt với những người có thu nhập thấp và vì thế, không có tiền tiết kiệm dự phòng. Tương tự như vậy, vài tuần không có việc làm có thể khiến một gia đình ở dưới mức hộ nghèo tại các quốc gia châu Phi rơi vào đường cùng.

Không chỉ ở những quốc gia này mà thậm chí ở các quốc gia châu Âu phát triển hơn, mức thất nghiệp cao đồng nghĩa với chi phí an sinh xã hội phải tăng lên, gây áp lực lớn cho ngân sách quốc gia cũng là vấn đề khó xử lí. 

Thời gian thất nghiệp kéo dài cũng có thể xói mòn các kĩ năng lao động, gây khó khăn hơn cho những người thất nghiệp khi muốn tái gia nhập lực lượng lao động. Do đó, thất nghiệp là yếu tố gây ảnh hưởng rất tồi tệ đến năng suất và khả năng thoát khỏi suy thoái kinh tế của bất cứ quốc gia nào.

Top5Economicrisk

Phần lớn các rủi ro đe dọa các nền kinh tế toàn cầu đã tồn tại trong nhiều thế kỉ bên cạnh những rủi ro mới bắt nguồn từ công nghệ. Ảnh: WorldFinance

Tội phạm công nghệ cao

Sự bùng nổ về qui mô và mức độ phổ biến của các cuộc tấn công mạng trong 20 năm qua cho thấy đây hiện là yếu tố rủi ro kinh tế quan trọng thứ hai. WEF ước tính rằng các vụ đánh cắp dữ liệu, phần mềm độc hại và các loại sự cố mạng khác là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế của 19 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và phần lớn Tây Âu. 

Khi công nghệ ngày càng trở nên tiên tiến, các công ty buộc phải bỏ ra một tỉ lệ lợi nhuận ngày càng tăng để bảo vệ hệ thống trực tuyến khỏi tin tặc, ảnh hưởng đến quá trình mở rộng kinh doanh. 

Không chỉ vậy, khi một cuộc tấn công mạng xảy ra, tổ chức có thể tốn hàng ngàn USD để xây dựng lại hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu thông tin, chưa kể đến uy tín với khách hàng sau một sự cố như vậy.

Nếu tin tặc có quyền truy cập vào các hệ thống chính phủ hoặc lưới điện, vấn đề có thể còn nghiêm trọng hơn nữa. WEF ước tính rằng sự cố mất điện mùa đông năm 2006 kéo dài 6 giờ qua 4 quốc gia Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha đã dẫn đến thiệt hại hơn 1,5 tỉ euro (1,68 tỉ USD).

Điểm may mắn duy nhất có lẽ là những quốc gia này đều có khả năng phục hồi kinh tế để chống lại một cú sốc như vậy nhưng các quốc gia có nền tài chính mong manh không dễ dàng đối phó với một cuộc tấn công tương tự.

 Ngoài ra, câu hỏi về trách nhiệm bảo lãnh cho khách hàng nếu họ phải đối mặt với tổn thất tiền tệ do an ninh mạng yếu kém đến nay vẫn còn bỏ ngỏ vì nếu chính phủ không thể cung cấp bất  nguồn viện trợ nào trong vấn đề này, gánh nặng sẽ rơi xuống khối doanh nghiệp tư nhân.

Giá năng lượng

Đối với các quốc gia như Ả Rập Saudi, Qatar, Oman và Bahrain vốn có nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt, giá năng lượng giảm mạnh là một mối đe dọa đáng kể. 

WEF ước tính rằng 15 quốc gia, bao gồm cả những nước khó có khả năng như Australia, rất có thể phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế do cú sốc từ giá năng lượng từng xảy ra ở qui mô toàn cầu vào năm 2015. 

Vào tháng 1/2016, giá dầu thô giảm xuống dưới 30 USD/ thùng do tình trạng thừa cung toàn cầu và xu hướng từ chối nhiên liệu hóa thạch. Các quốc gia như Kuwait đã phải trải qua một giai đoạn tồi tệ khi GDP giảm 3% trong năm và hiện tượng tương tự từng xuất hiện sau suy thoái kinh tế năm 2018.

Cuộc khủng hoảng cho thấy sự cần thiết của quá trình đa dạng hóa kinh tế, đặc biệt là ở các nước OPEC. Đến nay, tốc độ tái cơ cấu kinh tế đã chậm lại và giá năng lượng vẫn là một rủi ro lớn. 

Không chỉ ngành công nghiệp quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nếu giá nhiên liệu hoặc năng lượng giảm hoặc tăng đột ngột mà các nhà cung cấp có thể bị buộc phải thay đổi mức giá năng lượng bán lẻ. Hậu quả là sức mua giảm, tỉ lệ nghèo đói tăng lên và đẩy một quốc gia rơi vào suy thoái.

OIL-PRICES-997915

Giá năng lượng là một trong những nguy cơ gây suy thoái kinh tế cho khối OPEC. Ảnh: WorldFinance

Thất bại quản lí của chính phủ

Phần quan trọng nhất trong vai trò của một chính phủ là đảm bảo duy trì luật pháp hiện hành và cải thiện điều kiện sống cho người dân. Nếu trách nhiệm này không được làm tốt do tham nhũng hoặc các chính sách không hiệu quả, nền kinh tế và xã hội sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng. 

WEF ước tính rằng sự thất bại trong quản trị là mối đe dọa lớn nhất gây nên sụp đổ kinh tế đối với 11 quốc gia, bao gồm Panama, Hi Lạp, Ecuador và Brazil. Trong nhóm quốc gia này, đặc biệt là Brazil và Ecuador, đang gặp phải khó khăn đáng kể do nạn tham nhũng, rửa tiền, lừa đảo và nhiều tệ nạn thâm căn cố đề của xã hội. 

Các chính phủ tiền nhiệm ở Hi Lạp thậm chí đã phung phí ngân sác cấp quốc gia để củng cố cho nền văn hóa thần thánh nổi tiếng, hiện đang đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Giải quyết những vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của các chính trị gia mà còn thuộc về doanh nghiệp, xã hội và mỗi cá nhân. Các công ty nằm trong lãnh thổ có chính phủ yếu kém phải đối mặt với chi phí cao hơn sẽ có nhu cầu được hợp tác hoặc chuyển nguồn vốn tới những nơi thuận lợi để bảo đảm doanh thu. 

Tương tự như vậy, người tiêu dùng có nhiều khả năng bị lừa gạt hoặc lừa đảo do chính phủ kiểm soát lỏng lẻo sẽ không đủ tự tin để đầu tư hay cống hiến sức lao động để thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Khủng hoảng tài chính

Hiện nay, khủng hoảng tài chính là yếu tố rủi ro kinh tế lớn nhất ở các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thất thường và rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bất sự kiện tài chính ở cấp quốc gia hoặc toàn cầu nào. 

Đây chắc chắn là trường hợp ở 11 quốc gia được WEF xếp vào nhóm nước có khả năng đối mặt với suy thoái kinh tế cao nhất do hiệu ứng domino từ một cuộc khủng hoảng tài chính, bao gồm Thổ Nhĩ Kì, Azerbaijan, Argentina và Nga. 

Vụ sụp đổ năm 2008 là một ví dụ điển hình, đã chặn lại toàn bộ tiến trình kinh tế của các nước đang phát triển, khiến nhiều nơi rơi vào suy thoái trầm trọng. Thổ Nhĩ Kì đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định trên 5% vào đầu những năm 2000 cho đến khi suy thoái kinh tế đẩy con số này xuống mức -4,7% trong năm 2009.

Khủng hoảng tài chính rất khó lường và có thể là thách thức đối với các chính phủ để xây dựng biện pháp đề phòng. Tuy nhiên, giảm thâm hụt quốc gia, xây dựng thặng dư ngân sách và khuyến khích tăng trưởng kinh doanh, năng suất và việc làm là bước khởi đầu lí tưởng. 

Bằng cách chuẩn bị ở cấp quốc gia, chính phủ có thể tránh được nợ nước ngoài và nợ cá nhân quá mức khi khủng hoảng xảy ra, gây hậu quả lâu dài cho nền kinh tế và có thể đình trệ tốc độ phục hồi.

Thu Phương

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.