|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

5 bí quyết không thể bỏ qua khi đàm phán tăng lương

14:35 | 22/11/2019
Chia sẻ
Được trả những gì theo giá trị của bản thân bạn là một phần quan trọng của bất kì công việc nào, nhưng đàm phán tăng lương có thể sẽ vừa căng thẳng vừa khó chịu nếu bạn không thực sự biết cách.

Nếu bạn nghĩ rằng mình xứng đáng với mức trả lượng cao hơn thì bạn cần phải đưa ra được những lập luận thuyết phục đối với cấp trên và những người có quyền quyết định. 

Trang CNN đưa ra 5 bí quyết giúp bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho những lần đề xuất tăng lương, nó sẽ giúp tăng cơ hội thành công cho bạn. 

https___cdn

Ảnh minh hoạ (Nguồn: CNN).

1. Chọn đúng thời điểm

Trước khi bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện về việc tăng lương hãy nghĩ về bức tranh lớn hơn tình hình hoạt động của công ty và những gì đang diễn ra tại nơi làm việc của mình.

Khicông ty đang gặp khó khăn về tài chính hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi lớn, có lẽ đó không phải là thời điểm thích hợp để yêu cầu tăng lương. Nếu sếp của bạn đang giải quyết những việc như sa thải, tái cấu trúc hoặc xem xét bên ngoài về các vụ bê bối của công ty, bạn nên đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống.

Olivia Jaras, người sáng lập của trang Salarycoaching.com cho biết: "Có lẽ đây là lúc bạn nên đồng cảm với sếp của mình để xây dựng thêm độ tin cậy....Điều đó có thể tạo tiền đề cho một cuộc đàm phán trong một vài tháng nữa, điều này có thể tốt hơn cho bạn."

Trang bị những thông tin cần thiết

Việc bạn có được tăng lương hay không sẽ được quyết định nhiều yếu tố khác nhau. Một số sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng tìm hiểu kĩ hơn về nó sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội để thành công hơn.

Trước khi đi vào một cuộc trò chuyện về tăng lương, bạn tìm hiểu rõ về "giá trị thị trường" của bản thân mình, so sánh giữa mức lương hiện tại và "giá trị thị trường" của bạn, cách bạn làm việc so với các đồng nghiệp và những nguyên tắc ghi nhận đóng góp của công ty bạn là gì.

Bạn có thể tìm kiềm những mức lượng cho các vị trí tương tự trên các trang web việc làm phổ biến.

Xem lại sơ yếu lí lịch của bạn và mô tả vị trí công việc hiện tại cũng có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về hiệu suất công việc và phát triển nghề nghiệp của mình.

Bạn có thể chỉ ra một số vấn đề như trách nhiệm của bạn có thể đã tăng lên kể từ ngày bạn được thuê, hoặc bạn có thể đã được đào tạo hoặc đạt được các kĩ năng khác.

"Nếu bạn đã đạt được các kĩ năng và bằng cấp có ý nghĩa đối với vị trí của mình, chỉ ra công ty đã có lợi như thế nào vì điều đó. Đó là những điểm có lợi cho việc tăng lương", Jaras nói.

Hiểu quan điểm của sếp

Khi bạn đã trang bị tất cả thông tin bạn cần, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn về cuộc đàm phán của mình. 

Nhưng bây giờ là lúc cần xem xét thành tích của bạn từ quan điểm của người quản lí. Những lí do nào mà sếp có thể đưa ra để nói không với việc tăng lương cho bạn? và làm thế nào để bạn giải quyết chúng?

Hiểu người khác đến từ đâu và những quan điểm của họ có thể sẽ giúp bạn có thể phản bác chính họ. Một cách để làm điều đó là nghĩ về 5 lí do hàng đầu mà người quản lí của bạn đưa ra để nói không.

"Nếu bạn nghĩ rằng họ thực sự là những lí do tốt để nói không với bạn, thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ thành công. Nhưng khi bạn dự đoán được những gì sẽ xảy ra, bạn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với nó", theo Deborah Kolb, tác giả của cuốn "Đàm phán tại nơi làm việc: Biến những lợi ích nhỏ thành lợi nhuận lớn" (Negotiating at Work: Turn Small Wins into Big Gains).

Giữ tinh thần chuyên nghiệp

Những lập luận để tăng lương của bạn cần phải là hợp lí, tránh việc quá cá nhân hoá. Ví dụ như những lí do kiểu như bạn phải nuôi năm đứa trẻ hoặc bạn phát hiện ra rằng đồng nghiệp của mình đang trả lương cao hơn,... không phải là những lí do hay.

Điều đó có thể là lí do tại sao bạn muốn tăng lương nhưng chúng không gắn liền với năng suất công việc của bạn.

Trong một số trường hợp nó có thể vẫn giúp bạn được tăng lương nhưng có lẽ nó sẽ không thể tối đa hóa những gì bạn có thể nhận được. Những gì bạn nên làm là nói với sếp của mình về những cách ban đã đóng góp cho công ty như thế nào.

Nghĩ về dài hạn

Đàm phán lương không phải lúc nào cũng theo kế hoạch và bạn nên chuẩn bị để xử lí một kết quả không như bạn mong muốn. Nhưng nhận được câu trả lời là "không" không phải là một thất bại và xử lí nó đúng cách có thể đặt nền tảng cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Bạn có thể thất vọng vì những tin tức xấu, nhưng luôn kết thúc cuộc trò chuyện trên một tinh thần tích cực. Củng cố ý tưởng rằng bạn rất hào hứng về việc tiếp tục công việc của mình cho công ty và mở rộng những đóng góp mà bạn thực hiện, có thể giữ "một cánh cửa mở" cho cuộc đàm phán trong tương lai.

"Bạn phải có chiến lược về cách bạn tiến hành cuộc thảo luận đó", Alex Twersky, người đồng sáng lập Resume Deli, một công ty dịch vụ sơ yếu lí lịch và sự nghiệp cho biết. 

"Bạn không thể quá khắt khe hoặc quá khăng khăng. Bạn muốn trở nên chuyên nghiệp, kiên nhẫn, hợp tác và xây dựng."

Đây cũng có thể là một cơ hội để bạn yêu cầu phản hồi và đánh giá, đồng thời nghĩ về những kĩ năng bạn có thể cải thiện để tạo khả năng thành công cho lần tăng lương tiếp theo.

Diệp Bình

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.