|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

41 doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức và phát hành thêm, tỷ lệ cao nhất 50% tiền mặt

17:06 | 03/06/2023
Chia sẻ
Trong tuần từ 5/6 đến 12/6, thị trường chứng khoán Việt Nam có 41 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, trong đó tỷ lệ cao nhất là 50% bằng tiền mặt của FPT Online, thành viên thuộc Tập đòan FPT.

CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online - Mã: FOC) dự kiến trả 50% bằng tiền cho cổ đông (5.000 đồng/cp), cao nhất trong nhóm được thống kê trong tuần.

Với gần 18,42 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính FPT Online cần chi hơn 92 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Thời gian thanh toán là ngày 19/6.

FPT Online là công ty con của Tập đoàn FPT chuyên về quảng cáo trực tuyến với nguồn thu chính đến từ khai thác quảng cáo trên báo điện tử VNExpress.

Quý I vừa qua, doanh thu thuần của công ty này ghi nhận 95 tỷ đồng, giảm 37% so với kết quả cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong 28 quý trở lại đây (tính từ quý II/2016). FPT Online lãi sau thuế 538 triệu đồng quý I/2023, giảm tới 99% so với con số 54 tỷ cùng kỳ và thấp nhất kể từ khi công bố báo cáo tài chính.

  Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý của FPT Online. 

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) thông báo 7/6 là ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2022 bằng bằng tiền và cổ phiếu, tổng tỷ lệ 20%.

Trong đó, trong đó 5% bằng tiền (500 đồng). Thời gian thanh toán từ ngày 27/6. Với gần 118,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính FRT cần chi hơn 59 tỷ đồng để trả cổ tức.

Song song đó, công ty dự kiến phát hành gần 17,8 triệu cp để chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ thực hiện quyền 20:3 (tương đương 15%), tức cổ đông cứ sở hữu 20 cổ phiếu nhận được 3 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền cũng là 6/6. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 7/2023.

 FPT Retail đang sở hữu chuỗi FPT Shop và Nhà thuốc Long Châu. (Ảnh minh họa: MH).

CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) vừa chốt ngày 8/6 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2022. Tương ứng với ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6.

HHV sẽ phát hành hơn 21,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện là 100:7 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới). Sau phát hành, số cổ phiếu lưu hành của HHV sẽ tăng từ 307,8 triệu lên 329,3 triệu cổ phiếu.

Lần trả cổ tức gần đây nhất của HHV là giữa năm 2019 khi công ty thực hiện chia cổ tức năm 2018 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 13,28% bằng tiền mặt. 

Tại ĐHCĐ thường niên tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, ngoài kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu ở trên, HHV còn thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn, tổng số vốn huy động dự kiến là 1.564 tỷ đồng, trong đó 823 tỷ đồng qua hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, 741 đồng qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. 

 Hầm Phú Gia thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế do HHV thi công. (Ảnh minh họa: MH).

Một doanh nghiệp khác là CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) cũng vừa chốt ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/6 để nhận cổ tức bằng tiền đợt 2 của năm 2022 với 6% (600 đồng/cp). Thời gian thanh toán là 12/7.

Với hơn 328 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trang sức này dự kiến phải chi ra khoảng 196 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này.

Theo kế hoạch được thông qua, PNJ sẽ chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. Trong đó, vào ngày 30/1, đơn vị này đã trả đợt 1 với tỷ lệ 6%. Như vậy, mức cổ tức năm 2022 còn lại PNJ chưa chia là 8%.

Tổng Giám đốc PNJ đánh giá xác suất hồi phục trong quý IV của thị trường trang sức vẫn chưa cao. (Ảnh minh họa: MH).

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) vừa chốt ngày trả bổ sung cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15% (1.500 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng là 12/6, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/6. Ngày thanh toán dự kiến là 7/7.

Với hơn 641 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco phải chi hơn 961 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức vào 7/7.

Trong đó, Công ty TNHH Vietnam Beverage là cổ đông lớn nhất của Sabeco khi sở hữu 53,59% vốn, dự kiến nhận về gần 515 tỷ đồng. Bộ Công Thương với 36% vốn, có thể nhận về 346 tỷ đồng tiền cổ tức.

Trước đó, Sabeco đã trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 35% cho cổ đông. Tính cả lần này, cổ đông công ty sẽ nhận về cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 50%, đúng theo kế hoạch ĐHĐCĐ thường niên 2023 đề ra.

CTCP Xây dựng 47 (Mã: C47) sẽ phát hành 5,55 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, tổng tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 20 cổ phiếu mới). Trong đó, C47 dành một nửa để trả cổ tức và một nửa để chia thưởng, tỷ lệ 10% cho mỗi phương án.

Ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền cho hai phương án trên là ngày 6/6. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của C47 dự kiến sẽ tăng lên hơn 330 tỷ đồng.

Nguồn: MH tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Hà Nội.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.