4 dự án thành phần thiếu vốn, kiến nghị lùi thời điểm thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh đến sau 2020
Tạm ứng vốn xây dựng các khu tái định cư Dự án đường Hồ Chí Minh | |
Năm 2020, đưa vào khai thác khoảng 2.000 km đường cao tốc |
Đường Hồ Chí Minh còn 4 dự án thành phần/289 km chưa cân đối được nguồn vốn
Chính phủ vừa có Báo cáo gửi Quốc hội trình bày về tình hình thực hiện dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Theo đó, dự án đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km.
Dự án đường Hồ Chí Minh hiện còn 4 dự án thành phần thiếu vốn, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho giãn tiến độ thông toàn tuyến quy mô tối thiểu 2 làn xe đến sau năm 2020. (Ảnh: Báo Giao thông) |
Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ hoàn thành các dự án thành phần (DATP) để nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe; sau năm 2020 sẽ nâng cấp các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Việc thực hiện dự án được Chính phủ đánh giá là còn vướng nhiều khó khăn. Do dự án đường Hồ Chí Minh có đặc thù trải dài dọc các tỉnh miền núi phía Tây đất nước, từ Bắc vào Nam đi qua nhiều vùng địa hình, thời tiết phức tạp.
Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án đã cơ bản đáp ứng tiến độ triển khai các dự án thành phần, nhưng vẫn có một số địa phương bàn giao mặt bằng chậm hoặc không liên tục, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công. Hiện vẫn còn vướng mặt bằng – khoảng 400 m đoạn Chợ Mới - Chợ Chu thuộc dự án Chợ Mới - Ngã ba Trung Sơn; Dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 đoạn La Sơn - Túy Loan còn khoảng 11 km đoạn Hà Liên - Túy Loan thuộc địa phận Thành phố Đà Nẵng chưa bàn giao; hay một số đoạn tuyến tránh đô thi các tỉnh Tây Nguyên đang triển khai hiện tiến độ bàn giao mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu.
Về nguồn vốn, hiện còn 4 DATP/289 km cần tiếp tục đầu tư xây dựng để nối thông đường Hồ Chí Minh nhưng chưa cân đối được nguồn vốn nên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ nối thông toàn tuyến vào năm 2020.
Từ cuối năm 2013 – 2020 sẽ phải tiếp tục đầu tư và hoàn thành 1.165,8 km/28 DATP. Từ năm 2014 – 2018 đã hoàn thành đầu tư xây dựng 702,8 km/1.165,8 km, trong đó các DATP đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã vượt tiến độ 1,5 năm so với yêu cầu. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành 774,8 km/1.165,8 km; đến năm 2021 hoàn thành 876,8 km/1.165,8 km, còn lại 289 km nhiều khả năng không đáp ứng tiến độ yêu cầu do điều kiện nguồn lực hạn hẹp.
Việc huy động vốn để thực hiện dự án được Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) triển khai đa dạng hóa các hình thức đầu tư, từ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ (TPCP), vốn vay ODA và vốn đầu tư theo hình thức BOT, BT…
Tổng nguồn vốn để nối thông toàn tuyến dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2) là 104.106 tỷ đồng.
Chính phủ kiến nghị cho lùi thời hạn thông toàn tuyến đến sau 2020
Để đảm bảo thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương liên quan cần rà soát, cập nhật quy hoạch có liên quan và tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống đường ngang, điểm dừng, điểm nghỉ, xây dựng các cửa hàng xăng dầu và triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội dọc tuyến để phát huy hiệu quả tổng hợp của dự án.
Công tác đầu tư xây dựng cần phối hợp chặt với các bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc triển khai các DATP, triển khai dự án Cam Lộ - La Sơn trong quý I/2019; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư và lựa chọn Nhà đầu tư để triển khai dự án Chơn Thành - Đức Hòa theo hình thức BOT trong năm 2019; báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nguồn vốn đầu tư đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và phần còn lại của đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận, vốn để triển khai đầu tư đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến.
Do nguồn lực đầu tư hết sức hạn hẹp nên Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép giãn tiến độ hoàn thành nối thông toàn tuyến quy mô tối thiểu 2 làn xe đến sau năm 2020.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/