|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

3.000 khách sạn Ấn Độ từ chối phục vụ du khách Trung Quốc

16:09 | 07/07/2020
Chia sẻ
Giữa lúc quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới căng thẳng vì xung đột biên giới, khoảng 3.000 khách sạn Ấn Độ đã từ chối phục vụ du khách Trung Quốc.

Tổ chức khách sạn và nhà hàng tại New Delhi (Ấn Độ) đã tuyên bố họ không phục vụ du khách Trung Quốc tại khoảng 3.000 cơ sở thành viên của họ. Động thái này trong lúc mối quan hệ của Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng do cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước từ tháng trước.

"Với những hoạt động của Trung Quốc gần đây, sẽ không có du khách Trung Quốc nào lưu trú tại các khách sạn và nhà nghỉ ở New Delhi từ thời điểm này", Tổ chức khách sạn và nhà hàng tại Delhi tuyên bố vào cuối tháng 6.

Đại diện cho các đơn vị khách sạn bình dân, cung cấp gần 75.000 phòng khách sạn ở thủ đô của Ấn Độ, Tổ chức khách sạn và nhà hàng tại New Delhi cũng khẳng định họ không sử dụng nội thất và thiết bị nhà bếp sản xuất ở Trung Quốc.

3.000 khách sạn Ấn Độ từ chối phục vụ du khách Trung Quốc - Ảnh 1.

Khách du lịch Trung Quốc sẽ không thể lưu trú tại khoảng 3.000 khách sạn bình dân ở thủ đô New Delhi. Ảnh: Asian Nikkei Review

Xung đột biên giới giữa hai nước trên cũng kéo theo cuộc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại Ấn Độ. Ngành du lịch Ấn Độ đang nỗ lực phục hồi sau dịch COVID-19.

"Chúng tôi đã ngưng trệ việc kinh doanh trong suốt ba tháng trời, giờ lại thêm sự việc này nữa", một nhân viên làm việc tại nhà hàng Trung Quốc thuộc một khách sạn ở New Delhi chia sẻ.

Ấn Độ vẫn chưa mở lại các đường bay quốc tế sau dịch COVID-19 nhưng nhân viên của nhà hàng nhận định du khách Trung Quốc sẽ không đến Ấn Độ nếu họ cảm thấy không an toàn.

Hội liên hiệp các doanh nhân toàn Ấn Độ đại diện cho 70 triệu doanh nhân đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc từ giữa tháng 6. Họ kêu gọi người tiêu dùng không mua hàng hóa Trung Quốc trong các dịp lễ hội sắp tới.

Việc thông quan các sản phẩm điện thoại thông minh hay thuốc từ Trung Quốc đã ngừng ở cửa khẩu từ hồi tháng 6, theo các báo Ấn Độ. Những lô hàng sẽ nằm ngoài cửa khẩu hai đến ba tuần do những vướng mắc về thủ tục.

Asian Nikkei Review đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh tạm ngưng khâu hoàn thiện hồ sơ thông quan cho các lô hàng thiết bị điện tử viễn thông từ các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei hay ZTE.

Một số bang của Ấn Độ như Maharashtra đã điều chỉnh lại thỏa thuận đầu tư với các hãng ô tô Trung Quốc như Great Wall Motor. Trong thời gian đó, Tik Tok và 58 ứng dụng khác cũng Trung Quốc đã chính thức bị cấm tại Ấn Độ.

Hiện Ấn Độ đã báo cáo khoảng 700.000 trường hợp nhiễm COVID-19, phần lớn các ca nhiễm tập trung ở tầng lớp người nghèo. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Ấn Độ sẽ giảm 4,5% trong năm nay, hiện tượng từng xảy ra trong suốt 40 năm qua.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc để duy trì sự ủng hộ chính trị. Tuy nhiên, phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Quốc có thể khiến cho nền kinh tế Ấn Độ sẽ càng lún sâu vào suy thoái.

Bắc Kinh vẫn chưa có các động thái đáp trả rõ ràng. Giới truyền thông Trung Quốc không đưa tin về thương vong trong cuộc đụng độ biên giới ngày 15/6. Một số bài báo phân tích, Trung Quốc đang ưu tiên giải quyết căng thẳng kinh tế và ngoại giao với Mỹ, nên các quan chức đang cố tránh cuộc xung đột toàn diện với Ấn Độ.

Tường Vy

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.