|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bị lừa rút 50 triệu đồng trong tài khoản Vietcombank ngay trước mắt

12:00 | 18/03/2019
Chia sẻ
Theo nguồn tin từ Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) chi nhánh Huế, đơn vị vừa nhận được trình báo của khách hàng Trương Quang Lộc (ở P.An Cựu, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) về việc bị chiếm đoạt tài khoản và mất gần 50 triệu đồng.

Hiện Vietcombank đang phối hợp với khách hàng và cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vụ việc.

Trao đổi với Thanh Niên, anh Lộc cho biết anh có kinh doanh, sửa chữa thiết bị ngành ảnh. Khoảng 17 giờ 45 chiều 12.3, nhân viên của anh trao đổi bán hàng với khách qua một tài khoản Facebook (hiện đã khóa).

“Khách hàng” này đặt mua 1 tủ chống ẩm máy ảnh rồi cung cấp tên, địa chỉ giao hàng ở P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình (Hà Nội); số tiền thanh toán là 1.570.000 đồng, trong đó 70.000 đồng phí vận chuyển.

Khách giải thích mua cho một người quen ở nước ngoài, nên tiền sẽ được chuyển từ nước ngoài về VN qua tài khoản của anh Lộc.

Sau đó, anh Lộc nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ có nội dung chuyển tiền quốc tế vào tài khoản của anh (1.570.000 đồng) kèm theo đường link. Anh Lộc đã bấm vào đường link sau đó làm theo một số hướng dẫn và lộ thông tin bảo mật cá nhân, mật mã giao dịch.

Ngay sau đó, anh nhận được thông báo chuyển 50 triệu đồng từ tài khoản Vietcombank của anh qua ví điện tử Momo.

Biết bị lừa, anh không nhập mã OTP (mật mã sử dụng 1 lần) nhưng kẻ lừa đảo vẫn thực hiện lệnh chuyển tiền lần lượt 50 triệu đồng, mỗi lần 1 triệu đồng; lúc đó trong tài khoản anh Lộc có 110 triệu đồng. Cho đến khi được một người quen ở Vietcombank chi nhánh Huế can thiệp, khóa tài khoản, anh đã bị rút 50 triệu đồng.

Hiện anh Lộc đã gửi đơn đến Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế trình bày vụ việc bị lừa rút 50 triệu đồng trong tài khoản Vietcombank.

Mất sạch tiền dành dụm trong thẻ ATM vào ban đêmMất sạch tiền dành dụm trong thẻ ATM vào ban đêm Ngân hàng tồn bao nhiêu tiền mặt tại quĩ? Ngân hàng tồn bao nhiêu tiền mặt tại quĩ?  Hệ thống thanh toán tiền mặt ở Anh bên bờ vực sụp đổ Hệ thống thanh toán tiền mặt ở Anh bên bờ vực sụp đổ

Đình Toàn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.