|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng tồn bao nhiêu tiền mặt tại quĩ?

15:57 | 11/03/2019
Chia sẻ
Tổng tài sản của các ngân hàng là một con số khổng lồ nhưng chỉ có 1,3% trong số đó tồn tại dưới dạng tiền mặt ở các ngân hàng.

Ngân hàng tồn bao nhiêu tiền mặt tại quĩ?  - Ảnh 1.

Chỉ 1,3% tài sản ngân hàng tồn tại dưới dạng tiền mặt

Tiền mặt là thứ không thể thiếu ở ngân hàng vì hoạt động hàng ngày luôn cần đến tiền. Tại mỗi chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hàng ngày đều để tồn quĩ một lượng tiền nhất định để sử dụng phục vụ nhu cầu khách hàng rút tiền hoặc nhận tiền.

Theo thống kê số liệu từ 23 ngân hàng thương mại trong nước, tính đến 31/12/2018, tổng số dư trên tài khoản tiền mặt, vàng bạc, đá quí đạt 63.739 tỉ đồng, tăng gần 17% so với cuối năm trước. Tiền mặt ở đây bao gồm tiền VND, ngoại tệ hay chứng từ có giá trị ngang tiền.

Số dư tiền mặt tại các ngân hàng chỉ tương đương với hơn 1,3% số dư tiền gửi khách hàng tại các tổ chức này. Như vậy có thể nhận thấy tỉ trọng tiền mặt được giữ lại tại ngân hàng là rất thấp.

Trong đó, lượng tiền mặt lớn nhất vẫn tập trung tại ba ngân hàng thương mại Nhà nước  (Vietcombank, BIDV, VietinBank), chiếm gần 50% lượng tiền mặt của 23 ngân hàng với hơn 30 nghìn tỉ đồng.

LienVietPostBank VietCapitalBank là hai ngân hàng có số dư tiền mặt tăng nhiều nhất với tăng trưởng lần lượt là 86,4% và 69,7%.

Đáng chú ý, VPBank là ngân hàng có số dư tiền mặt giảm mạnh nhất 27,9% trong khi số dư tiền gửi khách hàng tăng mạnh gần 28% có thể nhận thấy nguồn vốn huy động thêm được ngân hàng tập trung cho vay và đầu tư ra ngoài nhiều. Số dư cho vay khách hàng của VPBank tăng hơn 21% trong năm 2018. Cùng giảm với VPBank còn có Saigonbank, Bac A Bank, VietBank, MBBank, ABBank.

Ngân hàng tồn bao nhiêu tiền mặt tại quĩ?  - Ảnh 3.

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp

Số dư tiền mặt của mỗi ngân hàng thay đổi hàng ngày nhưng được kiểm soát trong một khoảng giá trị nhất định. Cân đối số dư tiền mặt tại ngân hàng cũng là một bài toán đối với nhà quản trị bởi, nếu để thừa quá nhiều sẽ khiến tồn đọng vốn, chi phí vốn phải trả mà không có nguồn thu từ lãi, làm cho tổng chi phí vốn tăng lên. Ngược lại, nếu để số dư quá ít sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản, hoạt động của ngân hàng.

Do vậy, cần phải có sự tính toán hợp lí tại từng thời điểm để ngân hàng có được khoảng tiền mặt an toàn phù hợp với từng giai đoạn, chiến lược phát triển của họ. 

Tại các nhà băng, lượng tiền mặt được phân bổ theo từng chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc vào mức độ giao dịch bình quân của từng nơi. Tuy nhiên, nhiều phòng giao dịch ngân hàng cũng không trữ tiền qua đêm mà phải thực hiện tiếp quĩ trước giờ giao dịch từ chi nhánh.

Tài sản các ngân hàng biến động ra sao trong năm 2018?Tài sản các ngân hàng biến động ra sao trong năm 2018? 'Bế tắc' khi sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ để thế chấp ngân hàng 'Tiền nhiều để làm gì', tiền gửi ngân hàng nào nhiều nhất?

Diệp Bình

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.