|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

2 lựa chọn điều hành chính sách tiền tệ

07:28 | 05/08/2018
Chia sẻ
Theo ông Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô- Đại học Kinh tế quốc dân, NHNN có thể phá giá nhẹ tỷ giá hoặc tăng lãi suất để ổn định thị trường ngoại tệ.
2 lua chon dieu hanh chinh sach tien te BOJ có thể sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ
2 lua chon dieu hanh chinh sach tien te Những dấu hiệu thắt chặt tiền tệ
2 lua chon dieu hanh chinh sach tien te

Tỷ giá liên ngân hàng tăng 2,5% so với cuối năm 2017.

Tỷ giá trung tâm của Việt Nam đã tăng 1,1% so với cuối năm ngoái, trong khi tỷ giá liên ngân hàng tăng 2,5% so với cuối năm 2017.

Trong phiên giao dịch ngày 4/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.676 đồng (không đổi so với ngày 3/8). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 22.700 đồng (mua) và 23.306 đồng (bán).

Trong khi đó, tại các ngân hàng thương mại, giá USD tăng nhẹ. Cụ thể giá mua – bán như sau: Vietcombank: 23.260 - 23.340 VND/USD, tăng 10 đồng ở chiều mua và bán; BIDV: 23.260 - 23.340 VND/USD, tăng 40 đồng; Techcombank: 23.250 – 23.350 VND/USD, tăng 40 đồng chiều mua vào và tăng 30 đồng chiều bán ra…

Áp lực lên đồng VND hiện nay chủ yếu đến từ đồng USD. Măc dù trong cuộc họp ngày 1/8 vừa qua, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75-2%, nhưng khẳng định nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng vững chắc và thị trường việc làm tiếp tục ổn định.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đe dọa sẽ áp mức thuế 25%, thay vì 10% như dự kiến ban đầu lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc cũng đe dọa đáp trả mức thuế tương tự đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, khiến cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung càng trở lên các liệt hơn.

Điều này đã khiến cho đồng nhân dân tệ (CNY) giảm xuống gần mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua là 6,8962 USD/CNY. Trong vòng 6 tuần qua, CNY đã mất giá 8%.

Trước sức ép từ biến động mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế, gần đây có một số quan điểm cho rằng Việt Nam nên phá giá VND để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, có thể phá giá một lần hoặc phá giá từ từ.

Tuy nhiên, ông Phạm Thế Anh cho rằng, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần đặt trong bức tranh chung, đặc biệt phải song hành cùng chính sách công nghiệp hỗ trợ. "Lâu nay, chúng ta vẫn nói Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ bên ngoài. Chúng ta chưa có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, chưa phát triển bền vững nguyên vật liệu phục vụ các doanh nghiệp trong nước. Nếu phá giá mạnh VND bây giờ, thì chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều, khiến giá thành sản phẩm tăng cao” – ông Phạm Thế Anh cho biết.

Xem thêm