19 ngân hàng và con số cho vay 3,77 triệu tỷ đồng
(Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Nửa đầu năm 2017 ghi nhận tổng tài sản của 19 ngân hàng đạt gần 5,6 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 8,9% so với thời điểm đầu năm. Chiếm phần lớn là cho vay khách hàng, chỉ tiêu này tăng 10,5% và lên hơn 3,77 triệu tỷ đồng. Đi kèm theo đó là dự phòng rủi ro cho vay tăng đến gần 22% lên 53,4 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, tiền gửi khách hàng tăng khoảng 8,5% lên gần 4,29 triệu tỷ đồng.
Tổng tài sản các ngân hàng tính đến 30/6/2017. Nguồn: Thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 của 19 ngân hàng thương mại cổ phần. |
Khảo sát cho thấy chỉ có 2/19 ngân hàng tăng trưởng cho vay âm là Maritime Bank và Techcombank. Đáng chú ý là Maritime Bank trong quý II và 6 tháng đầu năm gần như sống nhờ vào lãi từ chứng khoán đầu tư, áp đảo hơn cả thu nhập lãi thuần. Tăng trưởng cho vay âm nhưng tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank lên đến 3,45%, giá trị trái phiếu VAMC nắm giữ lên hơn 9.200 tỷ đồng. Ngược lại thì Techcombank hoàn tất việc mua lại trái phiếu VAMC trong quý II vừa qua.
17 ngân hàng còn lại đều tăng trưởng cho vay với bình quân khoảng 10,8%. Trong đó, cho vay khách hàng của HDBank là ngân hàng tăng trưởng nhiều nhất với 17,9%; kế đến là Kienlongbank 15,8% và MBBank là 14,6%. Ngoài ra, SCB, TPBank, Vietcombank, VPBank và BIDV cũng là những ngân hàng cho vay tăng trưởng trên 10% trong nửa đầu năm nay.
Dư nợ cho vay khách hàng của các ngân hàng tính đến 30/6/2017. (Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Tuy tăng trưởng cho vay gần 18% (bao gồm ngân hàng mẹ HDBank và HDSaigon) nhưng dự phòng rủi ro tăng mức thấp hơn với 16%; tương tự với Kienlongbank và MBBank có dự phòng tăng tương đương hoặc thấp hơn dư nợ cho vay với lần lượt là 15,9% và 11,3%. Trong khi đó ACB là ngân hàng có dự phòng rủi ro tăng nhiều nhất với hơn 46%, kế đến là Vietcombank gần 37%, BIDV hơn 26%.
Dự phòng cho vay của các ngân hàng tính đến 30/6/2017. (Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Điểm đáng ghi nhận từ ACB và Vietcombank là mặc dù dự phòng cao nhưng kết quả kinh doanh trong quý II ghi nhận những con số cao ngất ngưỡng. ACB lãi 478 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý II/2012; Vietcombank lãi đạt hơn 2.000 tỷ đồng, đứng đầu trong các ngân hàng hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.
Hồi đầu năm, NHNN đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 18%. Báo cáo 6 tháng đầu năm của Tổng Cục thống kê cho hay tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm nay đạt 7,54%, cao nhất trong ba năm trở lại (năm 2016 là 6,2% và 2015 là 6,28%) và đạt khoảng 48% kế hoạch của NHNN.
Song diễn biến ở nhiều ngân hàng thì chỉ tiêu này đã vượt hơn 50% chặng đường trong 6 tháng qua, con số tổng đạt hơn 58% kế hoạch của NHNN. Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu NHNN giữ lại suất ở mặt bằng thấp và xem xét nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên ít nhất 20% trong năm nay. Vietcombank, VIB, ACB là những ngân hàng đang trình NHNN nới room tăng trưởng tín dụng.
Nới room tín dụng lên 20%, lợi nhuận ngân hàng niêm yết có thể đạt trên 40 nghìn tỷ Theo HSC, nếu NHTM được phép đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm lên 20%, thì lợi nhuận trước thuế của ... |
19 ngân hàng có tổng tiền gửi đạt 4,29 triệu tỷ đồng
So với các chỉ tiêu khác thì tiền gửi khách hàng trong 6 tháng đầu năm nay tăng thấp nhất với khoảng 8,5% lên 4,29 triệu tỷ đồng. Xét về con số tuyệt đối thì tỷ lệ cho vay trên lượng tiền gửi ở các ngân hàng hơn 87,9%. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng có tỷ lệ này vượt trên 100% như VIB, VPBank và VietinBank.
(Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Có hai ngân hàng tiền gửi tăng trưởng âm là Techcombank và Bản Việt. Được biết trên thị trường hiện nay, Bản Việt là một trong những ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất, đơn cử như lãi tiền gửi kỳ hạn 18 tháng hiện nay của Bản Việt lên đến 8,2%/năm.
17 ngân hàng còn lại có tăng trưởng tiền gửi bình quân 7,9%. So với đầu năm thì tiền gửi của SCB tăng mạnh nhất với 13,9% lên hơn 336,2 nghìn tỷ đồng. HDBank, Kienlongbank, BIDV, ACB và Eximbank là những ngân hàng có tiền gửi của khách hàng tăng trên 10%.
BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần có lượng tiền gửi dân cư đông đúc nhất với hơn 811,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm. VietinBank có lượng tiền gửi nhiều thứ hai với gần 693 nghìn tỷ đồng, tăng gần 6%. Vietcombank cũng đang trong đà tăng trưởng mạnh, chỉ tiêu tiền gửi đạt 10% lên vị trí thứ ba với 649,5 nghìn tỷ đồng.
(Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Xem thêm Chủ đề: KQKD ngân hàng 6 tháng đầu năm 2017