Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong ba tháng đầu năm 2021 chiếm tỷ trọng cao nhất 81,8% trong tổng trị giá nhập nhập khẩu của cả nước, với trị giá gần 61,9 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của top 10 nước, vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất tháng 3 năm nay đạt 21,16 tỷ USD. Mỹ là thị trường VIệt Nam xuất khẩu nhiều nhất, hơn 8,4 tỷ USD
Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều ngành hàng trong nước, tuy nhiên giá cả được cho là sẽ bớt căng thẳng hơn trong nửa cuối năm nay.
Tổng kim ngạch top 10 mặt hàng doanh nghiệp FDI xuất khẩu nhiều nhất ba tháng đầu năm đạt 49,7 tỷ USD và chiếm 84% tổng xuất khẩu của cả khối. Có tới 7 nhóm hàng trị giá trên 2 tỷ USD.
TP HCM tiếp tục dẫn đầu trong top 10 tỉnh thành nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021, đạt 5,6 tỷ USD. Tiếp theo là Hà Nội và Bắc Ninh với trị giá lần lượt là 2,9 tỷ USD và 2,7 tỷ USD.
trong tháng 3/2021, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan thặng dư 181,4 triệu USD. Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu có trị giá tăng trưởng mạnh nhất so với tháng trước, tăng 109%.
Tổng trị giá top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 3/2021 đạt 21,85 tỷ USD, chiếm 74% tổng xuất khẩu cả nước. Trong đó, có tới 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3/2021 là 28,46 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước. Top 10 mặt hàng nước ta nhập về nhiều nhất ghi nhận kim ngạch gần 17,6 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Campuchia trong tháng 3/2021 tăng mạnh 151% so với tháng trước đó. Hạt điều và hàng rau quả là hai nhóm hàng có trị giá tăng mạnh nhất, lần lượt tăng 753% và 114%.
Tháng 3 năm nay, Kim ngạch xuất khẩu gấp đôi so với nhập khẩu.Nhập khẩu phương tiện vận tải khác và phụ tùng có kim ngạch tăng vọt, cụ thể tăng 9367% so với tháng 2/2021.
Tháng 3/2021, Việt Nam xuất khẩu 373,7 triệu USD hàng hóa sang Philippines và nhập về 169,5 triệu USD. Qua đó giúp cán cân thương mại thặng dư 204,2 triệu USD.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.