|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 36%

08:53 | 13/03/2020
Chia sẻ
Theo số liệu thương mại sơ bộ của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 36% so với tháng 12/2019, xuống còn 40.500 tấn.
Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 36% - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrent News

Trong tháng 1, xuất khẩu tôm của Ấn Độ giảm 22.400 tấn so với tháng trước tuy nhiên tăng 6% so với tháng 1/2019, theo Undercurrent News.

Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 36% - Ảnh 2.

Nguồn: Undercurrent News

Theo nguồn tin trong ngành, giá tôm tại Ấn Độ vẫn ổn định. Hiện tại, nhu cầu vẫn vượt nguồn cung dù sự bùng phát của virus corona đang lan rộng ra toàn cầu.

Thương mại thủy sản toàn cầu đang có những biện pháp đối phó tốt hơn với sự bùng phát virus corona so với được báo cáo.

Giá tôm nuôi không hề giảm với loại tôm cỡ lớn của Ấn Độ thực tế còn được giá. Cổng thông tin về giá cả cho thấy giá tôm ở bang Andhra Pradesh và Gujarat của Ấn Độ bình ổn trong vài tuần nay.

Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 36% - Ảnh 3.

Nguồn: Undercurrent News

Trong tháng 1, Ấn Độ đã xuất khẩu 18.000 tấn tôm sang Mỹ, giảm từ 25.000 tấn trong tháng 12 nhưng tăng 12% so với tháng 1/2019; xuất khẩu sang EU đạt 5.800 tấn, giảm từ mức 8.100 tấn trong tháng trước nhưng tăng 3% so với cùng kì năm ngoái.

Trong khi đó, tổng xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc và Việt Nam đạt 7.200 tấn, giảm từ 19.000 tấn trong tháng 12 và giảm 23% so với cùng kì năm ngoái. Trong những năm trước, hầu hết tôm Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam đều được chuyển hướng sang Trung Quốc.

Tổng cộng, giá trị xuất khẩu hàng tháng trong tháng 1 đạt 295 triệu USD. Giá trị trung bình là 7,28 USD/kg, bằng với mức giá trong cùng kì năm ngoái.

Linh Giang

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.