Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ yen Nhật tăng giá, dân số Trung Quốc tăng
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm nay ước đạt hơn 5,99 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, tính riêng tháng 9, xuất khẩu thủy sản lại giảm 6,5% so với tháng trước đó.
Bộ Công Thương dự đoán, xuất khẩu thủy sản trong quý IV vẫn sẽ tăng trưởng khả quan. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… có nhiều khả năng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Ảnh minh họa |
Trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản sẽ gặp phải những thuận lợi và khó khăn nào trên con đường tiến tới mục tiêu 8 tỷ USD trong năm nay.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc đang tăng mạnh
Sự gia tăng dân số, đặc biệt là tỷ lệ dân số thuộc tầng lớp trung lưu, là một trong nhiều nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung QUốc tăng mạnh. Dự kiến, đến năm 2022, tầng lớp trung lưu chiếm tới 54% dân số Trung Quốc.
Hiện tại, tiêu thụ thủy sản ở khu vực thành thị của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 40 kg/người/năm. Dự kiến đến năm 2022, tiêu thụ thủy sản bình quân của Trung Quốc sẽ đạt 35,9 kg/người.
Nhu cầu tăng nhưng nguồn cung nội địa của Trung Quốc ngày càng không thể đáp ứng hết, do cả sản lượng khai thác và nuôi trồng đều giảm.
Về khai thác, Trung Quốc đang chủ trương giảm đánh bắt từ tự nhiên để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Về nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về nhân công, đất đại, dịch bệnh,…
Theo đó, chính phủ Trung Quốc đang có nhiều chính sách khuyễn khích nhập khẩu thủy sản để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Yen tăng giá đang hỗ trợ lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Tại Nhật Bản, đồng yen Nhật Bản tăng giá so với USD và các ngoại tệ khác sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, bởi thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản được định giá bằng USD.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc có thể duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tiếp tục tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trong các tháng cuối năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc nhiều khả năng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ năm trước, theo dự báo của Bộ Công Thương.
Thủy sản Việt Nam gặp khó ở thị trường Mỹ
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại sau một loạt quy định mới, từ thanh tra cá da trơn tới tăng thuế chống bán phá giá.
Việc cá tra xuất khẩu sang Mỹ phải kiểm tra 100% lô hàng theo quyết định của Cục Thanh tra an toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ kể từ ngày 2/8, khiến giá nhập khẩu vào thị trường này tăng mạnh. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, giá cá tra xuất sang Mỹ hiện đã gần 4 USD/kg.
Bộ Công Thương dự báo, giá xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ vẫn tăng trong vài tháng tới lên chạm ngưỡng 4 USD/kg.
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá chung cho các công ty cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ từ tháng 3/2018.
Trước đó, DOC ban hành quyết định sơ bộ về thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 đối với cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, Mỹ nâng thuế chống bán phá giá với mặt hàng này lên 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12.
[Infographic] Xuất siêu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm lên hơn 5,8 tỷ USD
9 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu các mặt hàng nông lâm thủy sản hơn 5,8 tỷ USD, vì trong tháng 9, nước ta ... |
Mỹ tăng gấp 3 lần thuế chống bán phá giá với cá phi lê đông lạnh của Việt Nam
Ngày 13/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ban hành quyết định sợ bộ về thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính ... |