|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào Mỹ tăng 7 năm liên tiếp

07:22 | 21/02/2023
Chia sẻ
Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), nước này đã nhập khẩu 64.685 tấn hạt tiêu từ Việt Nam vào năm ngoái, tăng 1,8% so với năm 2021 và đánh dấu mức tăng trưởng trong năm thứ 7 liên tiếp.

Số liệu của USITC cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ năm 2022 đạt 87.619 tấn, giảm 8,7% so mức kỷ lục 94.174 tấn của năm 2021 và ghi nhận sự sụt giảm lần đầu tiên sau ba năm tăng trưởng liên tiếp.

Tuy nhiên, do giá nhập khẩu tăng 31% so với năm 2021 (đạt bình quân 5,024 USD/tấn) nên kim ngạch nhập khẩu tiêu của Mỹ đã tăng 22,1% lên 440,2 triệu USD vào năm ngoái.

Nhìn chung lượng hạt tiêu nhập khẩu của Mỹ từ các nhà cung cấp chính như Brazil, Ấn Độ và Indonesia đều giảm so với năm trước, với mức giảm lần lượt là 43,3%, 29,6% và 0,9%.

Riêng nhập khẩu từ Việt Nam, nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ tăng 1,8% lên 64.685 tấn vào năm ngoái, qua đó đánh dấu mức tăng trưởng trong năm thứ 7 liên tiếp. Giá tiêu nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đạt bình quân 4.965 USD/tấn trong năm 2022, tăng 33,8% so với năm 2021.

Đặc biệt, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ tăng lên mức 73,8% từ 67,5% của năm 2021. Trong khi thị phần của Brazil và Ấn Độ lại giảm xuống còn 7,2 và 7,1%. 

Nguồn: Số liệu từ USITC. (Biểu đồ: Hoàng Hiệp)

Mặt bằng giá tiêu cao hơn trong khi nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi lạm phát được cho là những nguyên nhân chính khiến nhập khẩu tiêu của Mỹ giảm sút trong năm 2022. 

Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 0,5% trong tháng đầu năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn so với các mức dự báo tương ứng là 0,5% và 6,2% theo một cuộc khảo sát chuyên gia kinh tế của hãng tin Dow Jones.

Lạm phát cao hơn dự báo củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải duy trì trạng thái chính sách tiền tệ thắt chặt lâu hơn. 

Mặc dù vậy, tín hiệu tích cực là người tiêu dùng Mỹ quay trở lại mua sắm mạnh tháng trước khiến doanh số bán lẻ tăng tới 3%, mức tăng hàng tháng cao nhất trong gần 2 năm qua. Đặc biệt, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tại các nhà hàng và quán bar tăng 7,2%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021.

 Nguồn: Số liệu từ USITC. (Biểu đồ: Hoàng Hiệp) 

Trong khi đó, năm 2022 được đánh giá là một năm nhiều biến động của ngành tiêu Việt Nam do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero COVID của Trung Quốc, xung đột giữa Nga - Ukraine dẫn đến lạm phát tăng cao tại nhiều nước và sự mất giá đồng tiền của các nước nhập khẩu so với USD. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 228.699 tấn, trị giá 970,6 triệu USD, giảm 12,4% (tương đương 32.269 tấn) về lượng nhưng tăng 3,5% về trị giá so với năm 2021. Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 25,3% thị phần trong tổng khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Hiệp

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.