|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa quí IV dự kiến tiếp tục đối mặt với thách thức từ COVID-19

15:32 | 04/05/2020
Chia sẻ
Bộ Công Thương cho rằng hoạt động thương mại Việt Nam dự kiến phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế trước diễn biến của dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, khó lường.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quí I/2020 chưa bị tác động nhiều bởi đại dịch COVID-19. Dịch bệnh mới chỉ tác động tới hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, thủy sản. 

Tuy nhiên, bước sang quí II, hoạt động thương mại Việt Nam dự kiến phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế trước diễn biến của dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, khó lường. 

Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhờ lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tỉ lệ giao dịch thương mại so với GDP đã tăng lên 300% và nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ cao nhất tại châu Á. 

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực châu Âu, Mỹ, ASEAN, Trung Đông chưa được kiểm soát, việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 

Từ tháng 3, toàn cầu bước vào giai đoạn đại dịch với mức độ lây lan nhanh nguy hiểm, Chính phủ các quốc gia đang ban hành những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập, mua sắm đông người.

Điều này khiến nhu cầu mua bán hàng tiêu dùng như: dệt may và giày dép, đồ gỗ… tại nhiều thị trường giảm. 

Hiện tại, xu hướng chính của các đối tác nhập khẩu của Việt Nam thông báo là hoãn đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm thời chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi. Thông thường hàng năm, thời gian này đã là thời gian đàm phán cho các đơn hàng cuối năm. 

Nguyên nhân chủ yếu được các nhà nhập khẩu vận dụng điều khoản Bất khả kháng (Force Majeure) khi nhiều nước yêu cầu đóng cửa các thành phố, thậm chí toàn quốc, người dân được yêu cầu ở nhà. 

Chính do này, đã khiến các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… đang hứng chịu tác động kép từ dịch COVID-19 do nguồn nguyên liệu sản xuất vừa mới được cải thiện từ đầu tháng 3, nhưng nay lại gặp khó khăn ở thị trường đầu ra, đặc biệt EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Giảm trong trung hạn do COVID-19 tác động mạnh lên kinh tế toàn cầu, vốn trải qua nhiều khó khăn khi đang ở cuối của 1 chu kỳ tăng trưởng cũng như tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

 Việt Nam cũng như nhiều nước đã hạn chế các chuyến bay quốc tế đi và đến, đồng thời tiến hành giãn cách xã hội. 

Thêm vào đó, khuyến cáo tránh tiếp xúc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động giao dịch, làm việc trao đổi của doanh nghiệp Việt Nam và đối tác, đặc biệt đối với các hoạt động giao dịch cần phải có sự trao đổi làm việc trực tiếp.

Hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn, tăng thêm thời gian và chi phí. Thời điểm hiện nay, các nước vẫn cho thực hiện thông quan hàng hóa nhưng tiến độ thông quan chậm do tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh ở cả hai đầu (xuất và nhập). 

Vấn đề nguồn lao động và sức khỏe của doanh nghiệp. Tình trạng hủy và hoãn đơn hàng nếu kéo dài sẽ khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước những khó khăn như: trả lương người lao động, nhà cung cấp, tiền thuê mặt bằng, lãi vay ngân hàng... 

Khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các đơn hàng được nối lại, có thể nhiều doanh nghiệp không thể phục hồi ngay để sản xuất, ảnh hưởng tới nguồn hàng dành cho xuất khẩu.

Giá hàng hóa sụt giảm cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 

"Có thể nói dịch COVID-19 lây lan mạnh  đã gây ra sự gián đoạn đối với chuỗi thương mại toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2020", Bộ Công Thương nhận định. 

 

H.Mĩ

Không để xảy ra việc 'xin cho' khi lựa chọn Danh mục dự án nhà ở thương mại thí điểm thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
Phó Thủ tướng yêu cầu việc lựa chọn Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đảm bảo công khai minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho và dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên cụ thể.