|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu gạo Myanmar giảm vì giá thế giới neo ở mức thấp

16:02 | 01/08/2018
Chia sẻ
Theo ông U Khin Maung Lwin, Phó bí thư của Bộ Thương mại Myanmar (MOC), mặc dù, tính tới thời điểm này trong năm, thương mại bằng đường biển tăng 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu mặt hàng như gạo, đã giảm 55.000 tấn.
xuat khau gao myanmar giam vi gia the gioi neo o muc thap 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Theo MOC, thương mại bằng đường biển, tính tới tuần thứ 3 của tháng 7, đạt 8,4 tỷ USD, vượt năm ngoái 1,2 tỷ USD.

Trong giai đoạn này, giá trị xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 5,1 tỷ USD.

Số liệu tính đến ngày 20/7 cho biết, 109 triệu USD thu về từ xuất khẩu 328.706 tấn gạo. Cùng kỳ năm ngoái, Myanmar kiếm về 106 triệu USD từ xuất khẩu 383.919 tấn gạo.

“Doanh thu từ xuất khẩu gạo tăng lên nhưng khối lượng xuất ra nước ngoài lại giảm 55.000 tấn. Chúng ta cần xuất khẩu nhiều gạo hơn để tăng doanh thu”, ông U Khin Maung Lwin cho biết.

xuat khau gao myanmar giam vi gia the gioi neo o muc thap
Ảnh: Myanmar Times.

Vì sao khối lượng gạo xuất khẩu lại giảm? Ông U Soe Tun, Phó chủ tịch Liên đoàn gạo Myanmar, nhận định: “giá gạo nội địa đang tăng trong khi giá gạo thế giới giảm xuống. Vì vậy, các nhà xuất khẩu không thu được nhiều lợi nhuận. Vì hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên khó khăn, khối lượng xuất khẩu sẽ giảm đi. Điều này chủ yếu là do thời tiết vì đang là mùa mưa. Gạo xuất khẩu luôn giảm trong mùa mưa”.

“Mặt hàng xuất khẩu chính thông qua đường biển là quần áo may sẵn”, ông nói thêm.

Tính tới tuần thứ ba của tháng 7, xuất khẩu quần áo thu về 1,2 tỷ USD, tăng gần hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, 400 tỷ USD giá trị nguyên liệu thô và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu trong năm nay.

“Nguyên liệu thô rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất, trong khi tư liệu sản xuất như máy móc thể hiện sự đầu tư để phát triển các ngành kinh doanh khác của đất nước”, ông U Khin Maung Lwin nói.

Xem thêm

Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).