|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu dầu sang Mỹ vẫn là nguồn tiền chính của Venezuela

18:09 | 28/01/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu dầu của Venezuela sang Mỹ vẫn là nguồn tiền chính của các doanh nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước, và những nỗ lực của Mỹ nhằm cắt khoản thu đó sẽ buộc quốc gia này chuyển hướng sang Trung Quốc, Ấn Độ hoặc những quốc gia châu Á khác. 

Các nhà máy lọc dầu Mỹ phụ thuộc vào dầu thô nặng của Venezuela có lẽ sẽ phải đương đầu với rắc rối lớn hơn để đảm bảo nguồn cung, vì dầu thô Canada và Mexico thường không giảm giá như của Venezuela và bị giới hạn về sự sẵn có.

Theo Reuters, Mỹ đã xem xét các động thái nhằm làm tê liệt xuất khẩu dầu của Venezuela, vốn chiếm gần như toàn bộ xuất khẩu của quốc gia này, phản ứng lại cuộc tái bầu cử của Tổng thống Nicolas Maduro, một cuộc bỏ phiếu bị coi là không đáng tin.

Tuy nhiên, Washington vẫn chưa triển khai bước đi này, hay lựa chọn cắt nguồn cung dầu Mỹ tới Mexico.

Chính quyền Washington đã công nhận nhà lãnh đạo của phe đối lập, ông Juan Guaido, là người đứng đầu của Venezuela.

Venezuela xuất khẩu trung bình 500.000 thùng dầu thô/ngày sang Mỹ vào năm 2018, theo dữ liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ.

Tỉ trọng xuất khẩu dầu của Venezuela sang Mỹ giảm trong những năm gần đây, với khối lượng xuất khẩu sang Nga và Trung Quốc nhiều hơn.

Lượng xuất khẩu đó được thực hiện phần lớn thông qua cấu trúc trả nợ bằng dầu vì sản lượng từ Petróleos de Venezuela, được biết đến là PDVSA, đã giảm xuống gần đáy 70 năm trong cuộc khủng hoảng kinh tế quốc gia.

Sản lượng dầu của Venezuela đã giảm một nửa kề từ năm 2016 xuống thấp hơn 1,2 triệu thùng/ngày, theo số liệu từ nguồn tin thứ cấp của OPEC.

Ông Guaido đang xem xét đưa ra một ban giám đốc cho chi nhánh tại Mỹ của PDVSA, Citgo Petroleum, để tạo ra doanh thu cho phe đối lập.

Dầu chuyển sang Mỹ chiếm khoảng 75% lượng tiền mặt Venezuela thu được từ xuất khẩu dầu thô, theo báo cáo nghiên cứu từ Barclays. Các nhà nhập khẩu chính của dầu thô Venezuela gồm Citgo, Valero Energy và Chevron.

xuat khau dau sang my van la nguon tien chinh cua venezuela
Ảnh: Reuters.

Không lo thiếu nhà nhập khẩu

Quốc gia Nam Mỹ có thể tìm kiếm các thỏa thuận khác với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hoặc các quốc gia châu Á khác. Gas Energy, một công ty tư vấn có trụ sở tại thủ đô Caracas, cho biết Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Venezuela trong tháng 11.

"Mặc dù Venezuela sẽ bị tác động mạnh trong tháng đầu tiên, họ sẽ tìm thấy một vài thị trường cho dầu thô của mình", ông Diego Moya Ocampos, chuyên gia phân tích người Mỹ tại IHS Markit, nhận định.

Mỹ sản xuất gần 12 triệu thùng dầu/ngày, nhưng các nhà máy lọc dầu phức tạp Bờ Vịnh cần dầu thô loại nặng hơn để sản xuất dầu diesel và các sản phẩm lợi nhuận cao khác, và không thể đơn giản thay thế bằng dầu thô nhẹ.

Giá dầu thô loại nặng của Mỹ như Mars Sour, một loại dầu thô loại trung được khai thác ngoài khơi, và dầu thô Heavy Louisiana Sweet đã tăng vì người mua tìm nguồn cung.

Theo dữ liệu từ Refinitiv Eikon, giá dầu Mars tăng 7,1 USD so với dầu thô Mỹ trong ngày 24/1, mức cao nhất trong 5 năm, vì các nhà đầu cơ tham gia vào thị trường để đảm bảo nguồn cung cho tới quí II.

Các nhà giao dịch cho biết Mỹ có thể cần bán dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ để đáp ứng nguồn cung thiếu hụt.

Lệnh trừng phạt có thể gồm xuất khẩu các sản phẩm dầu của Mỹ, được dùng để trộn với dầu thô nặng Venezuela, sang quốc gia Nam Mỹ.


Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.