|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu chạm mức tỷ đô, xi măng ngược dòng về đích

14:22 | 04/02/2019
Chia sẻ
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.

Cùng với đó, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này ghi nhận mức tăng 55% so với năm 2017, đạt 31,6 triệu tấn. Đây là những con số ấn tượng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành xi măng vừa trải qua một giai đoạn dư cung - thiếu cầu.

Xét về giá xuất khẩu trung bình của xi măng và clinker, giá xuất khẩu đang có xu hướng biến động không ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây. Giá xuất khẩu trung bình trong năm 2018 là 39,3 USD/tấn.

Theo báo cáo từ Liên sở Xây dựng – Tài chính tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai, giá bán xi măng trong nước cũng đang giao động từ 950.000 - trên 1.000.000 đồng/tấn (tương đương với mức 41-43 USD/tấn), cao hơn so với giá xuất khẩu.

Được biết, xuất khẩu xi măng và clinker vẫn đang thiên về xuất khẩu clinker nhiều hơn. Clinker là nguyên liệu chính để làm ra xi măng, và các đối tác lớn của Việt Nam dù có nhà máy nhưng thiếu hụt nguyên liệu này.

Trung Quốc vẫn đang có chính sách cắt giảm sản lượng các ngành công nghiệp nặng, bao gồm sắt, thép, kính, và xi măng. Công suất lắp đặt của Trung Quốc hiện tại là 1.484 triệu tấn/năm, với việc cắt giảm 10% trong năm 2018 đã tạo ra một khoảng trống hơn 100 triệu tấn/năm cho các nước khác, trong đó có Việt Nam tận dụng. Xuất xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 9,8 triệu tấn, chiếm 31% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.

xuat khau cham muc ty do xi mang nguoc dong ve dich
Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới.

Trên cơ sở thúc đẩy sản lượng, Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi để xi măng và clinker có thể xuất ngoại. Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP, trong đó đưa thuế suất xi măng về 0% và hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu xi măng có hiệu lực kể từ 01/2/2018 sẽ giúp doanh nghiệp xi măng tăng hiệu quả xuất khẩu.

Để dễ dàng hơn cho việc xuất clinker, theo Bộ Xây dựng, mặt hàng clinker không phải là tài nguyên khoáng sản, do sản phẩm được hình thành sau khi nung luyện hỗn hợp nguyên liệu được nghiền mịn từ đá vôi, đất sét và một số phụ gia đến nhiệt độ khoảng 1.450-15.000C.

Trong năm 2018, Tập đoàn xi măng Việt Nam (VICEM) và các công ty thành viên đã sản xuất và tiêu thụ được 29,2 triệu tấn, vượt 4.3% so với kế hoạch đề ra, và tăng trưởng 10% so với cùng kỳ 2017. Tổng doanh thu đạt 37 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 10% so với năm 2017. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế cũng ghi nhận sự tăng trưởng 11%, chạm mức 2.811 tỷ VNĐ. Trong năm 2018, VICEM đã trích lập dự phòng đầu tư một khoảng lớn, hơn 480 tỷ đồng, với mục đích là dự phòng đồng tư để tái cấu trúc VICEM Hạ Long.

Theo Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), trong năm 2018, tổng sản lượng xi măng trong nước đạt 96,73 triệu tấn, tăng trưởng 19% so với năm 2017. Như vậy với mức sản xuất 29,2 triệu tấn, riêng VICEM đã chiếm tới 30% tổng sản lượng xi măng của cả nước trong 2018.

Về tiêu thụ trong nước, VICEM tiêu thụ 21,86 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2017. Xấp xỉ 8 triệu tấn được xuất khẩu, chiếm 26% tổng sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước.

Sang năm 2019, Tập đoàn xi măng đặt ra mục tiêu sản xuất và tiêu thụ được 31 triệu tấn. Đây là con số rất lớn, xấp xỉ bằng con số xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong năm 2018. Về doanh thu, VICEM đặt ra mức tăng trưởng là 10% so với 2018, đạt mức 40.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trước mắt cho xuất khẩu xi măng của Việt Nam. Mới đây, Philipines – thị trường chủ lực của Việt Nam với sản lượng xuất khẩu đạt 6,6 triệu tấn - áp thuế tự vệ xi măng lên Việt Nam lên 4 USD/tấn để bảo vệ cũng như thúc đẩy ngành sản xuất nội địa.

Ngoài ra, động lực tăng trưởng chủ yếu của ngành xi măng vẫn là tăng trưởng của ngành xây dựng, nhất là mảng xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngành xây dựng đã tăng trưởng 9% trong năm 2018, và đang có dấu hiệu bước vào giai đoạn trưởng thành, tốc độ tăng trưởng chững lại.

Tổng công suất lắp đặt các nhà máy xi măng của Việt Nam đã lên vị trí thứ 3 trên thế giới, với 148 triệu tấn/năm. Việc đưa thêm các dây chuyền mới vào hoạt động sẽ làm tăng sản lượng cung, trong khi lượng cầu không thay đổi đáng kể. Những dây chuyền mới của xi măng Long Sơn (dây chuyền 3), Thành Thắng (dây chuyền 4 và 5) và Hà Tiên 1 có thể vận hành trong năm 2020-2022, thêm 5 triệu tấn vào tổng sản lượng sản xuất.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hiền Anh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.