Thống đốc Lê Minh Hưng bày tỏ, nếu Quốc hội sớm thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ tạo điều kiện xử lý triệt để nợ xấu. Từ đó, TCTD giảm được chi phí hoạt động để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Việc tăng trưởng quý I gây bất ngờ vì thấp hơn dự kiến, cùng với hàng loạt điều hành mới nhất của Thủ tướng: yêu cầu các bộ, ngành báo cáo khách quan về nguồn lực của nền kinh tế; yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng các địa phương lớn xây dựng kế hoạch tăng trưởng cho các quý tiếp theo; yêu cầu Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất, có kế hoạch giải quyết có hiệu quả nợ xấu và tổ chức tín dụng yếu kém... đang gây chú ý trong thời gian gần đây.
Theo tổng hợp từ các báo cáo tài chính của 9 ngân hàng năm 2016, tổng giá trị nợ xấu các ngân hàng đã xử lý được gần 7.000 tỷ đồng tại VAMC. Trong đó, Vietcombank, VietinBank và VIB là ba ngân hàng đã xử lý được nhiều nợ xấu nhất.
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) muốn tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỉ đồng hiện nay lên 10.000 tỉ đồng vào năm 2020 để có đủ năng lực xử lý nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012-2015 khoảng 500.000 tỷ đồng, chủ yếu các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý chiếm 55,4%, số còn lại là bán cho VAMC. Đến cuối năm 2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng.
Đã lộ diện thêm những tín hiệu rõ ràng về việc chính thức “giải cứu” Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), nhưng việc tạo ra “tiền lệ HAGL” đang để lại không ít nỗi lo, đáng kể nhất là sự méo mó trong nhận diện “mối quan hệ thân quen” và cả trong nhận diện và xử lý nợ xấu.
Trong dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới công bố, giải pháp mua lại bắt buộc đã được nhắc lại sau một thời gian dài gây tranh cãi.
Thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cùng các đầu mối liên quan có những cuộc họp bàn về xây dựng kế hoạch, nội dung đề án luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Trong khuôn khổ kế hoạch xây dựng đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, nhiều tồn tại đang được Ngân hàng Nhà nước đặt ra để tìm hướng xử lý.
Theo NHNN, trong những ngày đầu tháng 1/2017, một vài ngân hàng tăng nhẹ lãi suất huy động khoảng 0,1 - 0,3%/năm, việc điều chỉnh lãi suất này chỉ diễn ra ở một số NHTM cổ phần nhỏ, không phản ánh xu hướng chung của toàn thị trường.
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.