|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chủ tịch QH: Bán nợ xấu phải theo nguyên tắc thị trường

17:40 | 26/05/2017
Chia sẻ
Bán nợ xấu thì phải theo nguyên tắc thị trường, đấu giá công khai, minh bạch.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại buổi thảo luận tổ về Nghị quyết xử lý nợ xấu chiều 26-5 đã nêu nhiều ý kiến định hướng.

“Nếu như đã hoạt động tín dụng rồi thì nợ xấu là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào. Nhưng nợ xấu thấp dưới mức tổng nợ cho vay thì là nợ xấu bình thường. Nhưng nếu tổng nợ xấu là 10,08% là không bình thường nữa” - Chủ tịch Quốc hội nói.

chu tich qh ban no xau phai theo nguyen tac thi truong

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói khi bán nợ xấu thì phải chấp nhận cơ chế thị trường. Ảnh: CHÂN LUẬN

Người đứng đầu Quốc hội cho rằng Nghị quyết xử lý nợ xấu ban hành không phải để hợp pháp hóa các hoạt động trái pháp luật mà nhằm giải quyết khó khăn của các tổ chức tín dụng.

“Việc chốt xử lý nợ xấu đến 31-12-2016 là có cơ sở. Hơn nữa việc phát sinh nợ xấu không phải có từ năm ngoái đến năm nay, do đó nên có một cái chốt lại từ năm 2016 trở về trước” - Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích và khẳng định nguyên tắc không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.

Nói về quyền thu giữ tài sản đảm bảo trong xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội nhận định đó là “linh hồn” của nghị quyết.

“Hiện nay có ý kiến sợ điều này sẽ uy hiếp đến quyền cơ bản của công dân nhưng sẽ khó ở chỗ nếu tài sản có tranh chấp, có liên quan đến một vụ án khác thì không thể thu giữ được. Do đó, tôi đề nghị loại 2 phương án có tranh chấp và có liên quan đến một vụ án khác khỏi quy định thu giữ tài sản đảm bảo” - Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến.

Về việc bán nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải theo nguyên tắc thị trường. “Đã bán nợ xấu thì phải theo nguyên tắc thị trường. Phải đấu giá công khai, minh bạch. Không thể tài sản người ta trị giá 1 tỉ đồng mà chỉ định giá có 600, 700 triệu đồng” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cho rằng khi chấp nhận nguyên tắc thị trường trong việc bán nợ xấu thì giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ.

“Đây là vấn đề giải quyết nút thắt xử lý nợ xấu” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.