|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hạn chế quyền thu giữ TSBĐ là vướng mắc lớn nhất trong việc xử lý nợ xấu

21:10 | 23/05/2017
Chia sẻ
Bất cập về quy định của pháp luật đã không đảm bảo quyền chủ nợ của TCTD và VAMC trong việc thu giữ tài sản làm kéo dài thời gian xử lý nợ. Điều này làm kéo dài thời gian, chi phí thu hồi nợ và có trường hợp không thể thu hồi.
han che quyen thu giu tsbd la vuong mac lon nhat trong viec xu ly no xau
Hạn chế về quyền thu giữ TSBĐ là cản trở trong việc xử lý nợ xấu

Chiều ngày 23/5, tại Văn phòng quốc hội đã diễn ra Hội thảo "Xử lý nợ xấu - Từ góc độ chính sách và pháp luật" do báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức.

43,3% nợ xấu được xử lý bằng cách bán nợ

Ông Nguyễn Kim Anh- Phó Thống đốc NHNN - cho biết tính đến hết tháng 1/2017, toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 616,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, năm 2012 xử lý được 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013: 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014: 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015: 186,89 nghìn tỷ đồng; năm 2016: 118,49 nghìn tỷ đồng. Riêng trong quý I/2017 số nợ xấu xử lý được là 5,14 nghìn tỷ đồng.

han che quyen thu giu tsbd la vuong mac lon nhat trong viec xu ly no xau
Số nợ xấu xử lý qua các năm. Đvt: nghìn tỷ đồng (Ảnh: Diệp Bình tổng hợp)

Trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 349,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,7% tổng số nợ xấu, còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác chiếm 43,3%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 2/2017 ở mức 2,56%, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC là 5,8% trên tổng dư nợ.

Đối với nợ thu hồi qua VAMC từ 2013 đến 31/3/2017 đã xử lý được khoảng 53.236 tỷ đồng. Trong tổng số nợ xử lý thì hình thức bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ ở mức khá thấp, chỉ ở mức 17,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng nợ xấu được xử lý.

Quá trình xử lý nợ xấu đến nay cho thấy còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ. Đặc biệt là quy định của pháp luật đối với việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.

Ông cho biết đây cũng là nguyên nhân mà NHNN đã xây dựng Nghị quyết về việc xử lý nợ xấu có nhiều điểm mới, giúp tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng. Từ đó giúp khai thông cho khối lượng nợ xấu khổng lồ trong nền kinh tế.

Hạn chế về quyền thu giữ TSBĐ là cản trở cho việc xử lý nợ xấu

Quy định hạn chế về quyền thu giữ TSBĐ là mấu chốt của việc xử lý nợ xấu hiện nay là vấn đề được quan tâm nhất trong hội thảo. Hiện tại, việc chồng chéo trong các quy định của pháp luật đã khiến cho quá trình xử lý nợ bị kéo dài gây tổn thất và không hiệu quả. Cụ thể đó là:

Thứ nhất, pháp luật chưa quy định về bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của TCTD/VAMC, điều này làm cản trở việc tạo lập và phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Đặc biệt là vấn đề mua bán khoản nợ xấu có TSBĐ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Trong quá trình tổ chức mua nợ, VAMC xử lý nợ đã mua, khách hàng vay đồng ý bổ sung thêm tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhưng theo quy định tại điều 174, 175,176 Luật Đất đai 2013, VAMC, tổ chức mua nợ không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

Tương tự, khi VAMC, TCTD bán lại khoản nợ xấu đã mua cho bên nợ là các cá nhân, tổ chức không phải là TCTD thì các cá nhân, tổ chức này cũng không được nhận thế chấp quyền sử dụng dất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai. Do vậy, VAMC, TCTD sẽ khó có thể bán những khoản nợ xấu có TSBĐ là quyền sử đất, ài sản gắn liền với đất cho cá nhân, tổ chức không phải là TCTD.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về xử lý TSBĐ còn nhiều vướng mắc, bất cập không đảm bảo quyền của bên nhận bảo đảm như quyền thu giữ tài sản. Cụ thể Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận bảo đảm trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều này gây khó khăn đến quyền xử lý TSBĐ của TCTD và VAMC: không thể chủ động thu giữ nếu các chủ TSBĐ không đồng thuận, cố tình chống đối, thậm chí tạo ra tranh chấp khác để kéo dài thời gian.

Việc thời gian xử lý nợ xấu bị kéo dài ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý nợ xấu. Trong khi đó, quyền thu giữ TSBĐ đã được các TCTD thực hiện từ hơn 17 năm qua và được quy đinh tại Nghị định 178/1999/HĐ-CP (Điều 31,35) và Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Điều 63)

Thứ ba, thời gian xử lý nợ xấu, TSBĐ qua toà án không hiệu quả. Thời gian giải quyết vụ án trung bình khoảng 400 ngày nhưng thực tế lên đến 2 năm, thậm chí còn kéo dài hơn nữa. Chi phí xử nợ chiếm tỷ lệ cao tới 29% trong tổng giá trị đòi nợ. Chỉ số chất lượng tố tụng tư pháp của Việt nam chỉ đạt mức 6,5/18. Hơn nữa, pháp luật về tố tụng dân sự chưa cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ của bên bảo đảm và quyền xử lý TSBĐ của bên nhân bảo đảm.

Cùng với việc phản ánh nhiều bất cập trong các quy định hiện hành và thực tế của các TCTD trong xử lý TSBĐ, Hội thảo ghi nhận nhiều kiến nghị tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quyền xử lý TSBĐ của các TCTD.

Việc không cho phép thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của TCTD sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ, có thể gây ra tình trạng không thu hồi được khoản nợ này. Điều này sẽ kéo theo ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, khả năng chi trả các khoản tiền gửi đến hạn đã huy động để cho vay trước đây.

Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi đa số của người gửi tiền, tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn hệ thống TCTD, an toàn trật tự xã hội. Do đó, việc cho phép TCTD được quyền thu giữ TSBĐ là biện pháp quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền phù hợp với Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Những thay đổi tại Nghị quyết về xử lý nợ xấu lần này đươc đánh giá là thiết thực, cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời bảo đảm tính khả thi, quyền chủ nợ hợp pháp, chính sách của TCTD, VAMC, quyền lợi của người gửi tiền cũng như các bên có liên quan.

han che quyen thu giu tsbd la vuong mac lon nhat trong viec xu ly no xau Băn khoăn về sự gấp gáp của nghị quyết xử lý nợ xấu

"Có dư luận cho rằng nghị quyết này có thể giúp một số người thoát khỏi trách nhiệm trong những sai phạm vừa rồi, khiến ...

han che quyen thu giu tsbd la vuong mac lon nhat trong viec xu ly no xau Doanh nghiệp FDI 'xù' hàng trăm tỷ đồng: Những ngân hàng nào dính chưởng?

Thời gian qua, nhiều ngân hàng Việt Nam ăn phải “quả đắng” khi dễ dãi cho các ông chủ ngoại vay tiền bằng chính tài ...

han che quyen thu giu tsbd la vuong mac lon nhat trong viec xu ly no xau Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đã xử lý được hơn 611.000 tỷ đồng nợ xấu

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, sau gần 4 năm triển khai thực hiện đề án xử lý nợ xấu, đến nay, toàn hệ ...

Diệp Bình

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.