|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đã xử lý được hơn 611.000 tỷ đồng nợ xấu

07:44 | 23/05/2017
Chia sẻ
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, sau gần 4 năm triển khai thực hiện đề án xử lý nợ xấu, đến nay, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
thong doc ngan hang nha nuoc da xu ly duoc hon 611000 ty dong no xau

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tại phiên làm việc của Quốc hội chiều 22/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”(VAMC) ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013, đến nay, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần giúp các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, ngành chiến lược theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh kết quả nêu trên, quá trình xử lý nợ xấu đến nay cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.

Một số Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm. Quá trình xét xử, thi hành án với nhiều thủ tục phức tạp, kéo dài làm cho việc xử lý nợ xấu thông qua tòa án, thi hành án rất chậm, không hiệu quả.

Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, bán khoản nợ theo cơ chế thị trường, thu nợ khách hàng vay còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó xử lý nợ xấu một cách triệt để. Cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập, gây nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của tổ ch ức tín dụng; thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu...

Quá trình tổng kết cho thấy một trong những n guyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.

Nếu các khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu không được tháo gỡ thì sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, hạn chế quyền tiếp cận vốn của doanh nghiệp, khó giảm được lãi suất cho vay, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Tờ trình chỉ rõ, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về xử lý nợ xấu, bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của tổ chức tín dụng; khắc phục các vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.

Dự thảo Nghị quyết gồm 18 Điều quy định một số nội dung cơ bản về phạm vi điều chỉnh và khái niệm nợ xấu; quyền chủ nợ và phát triển thị trường mua bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo và quyền xử lý tài sản bảo đảm...

thong doc ngan hang nha nuoc da xu ly duoc hon 611000 ty dong no xau Xử lý triệt để TCTD yếu kém phù hợp với cơ chế thị trường

Chính phủ đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm ...

thong doc ngan hang nha nuoc da xu ly duoc hon 611000 ty dong no xau Giải quyết nợ xấu là tháo điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo trình Quốc hội mới đây, Ủy Ban Kinh tế quan tâm đặc biệt đến giải pháp xử lý nợ xấu và cơ ...

thong doc ngan hang nha nuoc da xu ly duoc hon 611000 ty dong no xau Hàng trăm ngàn tỷ nguy cơ bay theo gió do sếp ngân hàng cố ý làm trái

Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ này đến cuối 2015 là 2,55%; nhưng nếu tính đầy đủ cả nợ tồn đọng tại VAMC, nợ ...

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.