|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 8/1: Yêu cầu triệu tập 3 cán bộ cấp cao BIDV trong phiên toà

13:36 | 08/01/2018
Chia sẻ
Cuối phiên xét xử chiều ngày 8/1, Viện Kiểm Sát yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng... có mặt trong phiên toà để làm rõ nhiều vấn đề trong vụ án.

16h30: Kết thúc phiên xét xử chiều ngày 8/1. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h sáng mai

16h25: Yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng

Đại diện Viện Kiểm sát có ý kiến, về những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt, VKS yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV và hai Phó Tổng Giám đốc BIDV ông Trần Lục Lang, ông Đoàn Ánh Sáng để làm rõ nhiều vấn đề trong vụ án.

Ngoài ra, VKS cũng cho rằng, thời gian làm việc buổi chiều không còn nhiều nên đề nghị chưa công bố cáo trạng, cáo trạng sễ công bố vào ngày mai.

16h15: HĐXX cho phép sử dụng tài liệu thuộc giai đoạn 1 của vụ án trừ những tài liệu mật

Luật sư Trần Minh Hải kiến nghị HĐXX cho phép sử dung những số lieu trong tố tụng nhưng chưa đc công nhận, các tình tiết liên quan VNCB. Đồng thời, luật sư Hải còn kiến nghị HĐXX cho phép luật sư sử dụng các tài liệu, số liệu tại VNCB, các ngân hàng, công ty khác có liên quan để xem xét thiệt hại thực tế.

xet xu pham cong danh chieu 81 yeu cau trieu tap 3 can bo cap cao bidv trong phien toa
Luật sư Trần Minh Hải tại phiên toà (Ảnh: HT)

Về việc các luật sư trùng trong 2 Vụ án lớn là Phạm Công Danh và Trịnh Xuân Thanh, Chủ tọa cho biết đã có kế hoạch tạo điều kiện cho các luật sư trong 2 phiên tòa, tránh việc trùng tại 2 vụ án. Việc xét xử vụ án Phạm công Danh sẽ được diễn ra từ hôm nay (8/1) đến 7/2/2018.

HĐXX chấp nhận cho phjép sử dụng tài liệu của vụ án thuộc giai đoạn 1, nhưng nằm trong phạm vi có liên đến giai đoạn này. Lưu ý các tài liệu đóng dấu mật, tuyệt mất không được sử dụng, ai khai thác, sử dụng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

16h: Chủ tọa giải thích quyền và nghĩa vụ của các bị cáo trong phiên tòa

Hai bị cáo ông Phạm Công danh và bà Nguyễn Việt Hà được ngồi phía trong phòng chăm sóc sức khỏe để nghe HĐXX tiếp tục phiên xử.

Chủ toạ cho biết, mặc dù phiên xét xử còn vắng tương đói nhiều đối tượng có liên quan nhưng không ảnh hưởng đến vụ án cho nên tòa vẫn tiến hành xét xử theo quy đinh.

HĐXX tuyên bố kết thúc phần thủ tục và hỏi ý kiến của VKS và Luật sư

15h45: Toà tiếp tục làm việc

Ông Trầm Bê được di chuyển về phòng xử sau khi được chăm sóc sức khoẻ, riêng ông Danh vẫn chưa xuất hiện từ lúc xin được ra ngoài.

Phiên tòa hoàn tất thủ tục kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng.

15h30: Toà tạm nghỉ

15h: Ông Trần Bắc Hà không có mặt và không có người đại diện theo uỷ quyền

Trong quá trình kiểm tra, khi HĐXX gọi tên một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì nhiều người không có mặt tại phiên tòa. Đặc biệt, ông Trần Bắc Hà (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng Ngân hàng BIDV) không có mặt theo giấy triệu tập.

Theo cáo trạng của VKSND tối cao, kết quả điều tra đến nay cho thấy chưa đủ căn cứ xác định vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh và không gây thiệt hại cho BIDV nên phần lớn các cá nhân có liên quan chỉ bị đề nghị kiểm điểm và xử phạt hành chính trong đó có ông Trần Bắc Hà.

14h30: Hai bị cáo Phạm Công Danh và Trầm bê được đưa ra ngoài chăm sóc

Trong lúc đang HĐXX đang tiến hành kiểm tra sự tham gia của những người tham gia tố tụng thì bị cáo Danh lại được đưa ra ngoài để các bác sĩ chăm sóc. Sau đó, ông Trầm Bê cũng được đưa ra ngoài chăm sóc do sức khoẻ kém.

xet xu pham cong danh chieu 81 yeu cau trieu tap 3 can bo cap cao bidv trong phien toa
Ông Trầm Bê cho thấy sự suy giảm sức khoẻ khi được dẫn độ lên toà ngày 8/1 (Ảnh: HT)

Ngoài ông Danh và ông Bê, bà Nguyễn Việt Hà - nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Lộc Việt cũng được dẫn giải ra ngoài phòng xử để chăm sóc sức khỏe.

HĐXX cho biết chỉ cho phép những trường hợp nào đặc biệt nghiêm trọng mới được ra ngoài chăm sóc sức khỏe.

Bà Hứa Thị Phấn vắng mặt trong phiên tòa. Bên cạnh đó, ông Trần Bắc Hà cũng vắng mặt và không có người ủy quyền tham dự phiên tòa chiều nay. Được biết, ông Hà là một trong 200 người và đơn vị có có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của vụ án.

14h: Hội đồng xét xử tiếp tục kiểm tra sự tham gia của những người tham gia tố tụng.

Chủ Tọa điểm danh các đại diện các công ty có liên quan đến vụ án như Tập Đoàn Thiên Thanh, Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Phú An, Công ty Đầu tư Xây dựng giao thông Hồng Lĩnh, Công ty Đầu tư Thát triển nhà Bảo Lĩnh, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai, Công ty quản lỹ quỹ Lộc Việt...

xet xu pham cong danh chieu 81 yeu cau trieu tap 3 can bo cap cao bidv trong phien toa
Phiên xét xử vụ án Phạm Công Danh sáng ngày 8/1 (Ảnh: HT)

Tóm tắt phiên toà sáng ngày 8/1

Ngày 8/1 là ngày đầu tiên xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2) cùng Trầm Bê và đồng phạm tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến các ngân hàng.

Phiên toà triệu tập gần 200 người và đơn vị tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng - bao gồm hàng loạt ngân hàng, công ty tham gia giao dịch số tiền được ông Danh và đồng phạm rút từ VNCB để trả nợ và sử dụng cho mục đích cá nhân.

Trong phiên buổi sáng, các bị cáo cùng các bên có liên quan có mặt đầy đủ tại toà. Các bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê trả lời rõ ràng về lý lịch bản thân, ông Danh sau đó được ra ngoài để các bác sĩ chăm sóc do có dấu hiệu bất ổn về sức khoẻ.

Cùng có mặt với hai bị cáo còn có các luật sư, ông Danh có 7 luật sư bào chữa và ông Trầm Bê có 3 luật sư bào chữa.

Về phía các ngân hàng có liên quan có 7 người đại diện cho VNCB, 5 người từ Sacombank, 3 người từ BIDV và 2 người tại Argribank. Riêng đại diện của TPBank không có mặt.

Cùng với đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước góp mặt 6 người là ông Phan Quỳnh, Nguyễn Đình Hiếu, ông Phan Mạnh Thắng, bà Võ Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thị Hương, ông Vũ Huy Khang.

Minh Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.