|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 25/1: Không có bằng chứng nào cho thấy Đinh Việt Cường đồng phạm với Phạm Công Danh

14:05 | 25/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên xét xử Phạm Công Danh chiều 25/1, bị cáo Nguyễn Việt Cường (nguyên Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp ngân hàng TPBank) và một số nguyên giám đốc các công ty liên quan khoản vay tại TPBank được các luật sư bào chữa, bảo vệ trước tòa cũng như tự bào chữa bổ sung.
 
xet xu pham cong danh chieu 251 khong co bang chung nao cho thay dinh viet cuong dong pham voi pham cong danh Xét xử Phạm Công Danh sáng 25/1: Luật sư chỉ ra những điểm không thuyết phục của cáo trạng
xet xu pham cong danh chieu 251 khong co bang chung nao cho thay dinh viet cuong dong pham voi pham cong danh Xét xử Phạm Công Danh chiều 24/1: Luật sư liên tục khẳng định việc Trầm Bê cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay tiền là đúng quy định

17h18: Tòa nghỉ

16h40: Luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên Phó Giám đốc B1DV Chi nhánh Gia Định)

Luật sư cho rằng những căn cứ của VKS đối với bị cáo Hoàng Long Hà không đảm bảo vững chắc, buộc tội chưa có căn cứ.

Về hồ sơ vay vốn của các công ty, bị cáo Hà không chủ động tiếp nhận hồ sơ. Khẳng định tại tòa, luật sư cho biết, việc BIDV chi nhánh Gia Định tiếp nhận hồ sơ là làm theo chủ trương với sự giới thiệu của VNCB theo gói 4 nhà. Bị cáo Hà không tư lợi cá nhân, làm đúng theo quy định.

Luật sư cho biết, VNCB không hề cung cấp danh sách thành viên HĐQT, các nhân viên BIDV đều không biết, không lưu các hồ sơ liên quan đến chức vụ của ông Hiệp. Vì vậy, theo cáo trạng ông Hoàng Long Hà biết rõ VNCB bảo lãnh cho Trần Hiệp (thành viên HĐQT VNCB) vay tiền tại BIDV là vi phạm Luật các TCTD năm 2010 là không chính xác.

Bị cáo cũng không hề biết ông Phạm Công Danh, không bàn bạc. Bị cáo thực hiện cho vay trên cơ sở hỗ trợ công ty Phong Hiệp tìm kiếm nguồn vốn để thu mua nguyên vật liệu xây dựng cung ứng cho khách hàng.

Ngân hàng VNCB tổ chức đảm bảo tiền gửi để BIDV cấp tiền gửi cho công ty Phong Hiệp, điều này là ràng buộc với VNCB chứ không phải BIDV. BIDV không thực hiện cho vay đối với cá nhân ông Phong Hiệp. Bản Thân ông Hiệp không có vốn góp tại VNCB.

Về cáo buộc Công ty Phong Hiệp không trả được nợ và BIDV thu nợ bằng tiền gửi của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB 337 tỷ đồng, luật sư và bị cáo đều không đồng ý.

Vấn đề thu nợ tại Công ty Phong Hiệp là đúng quy định. BIDV hoàn toàn độc lập và không chịu trách nhiệm liên đới. Ngoài ra, cáo buộc việc cho vay vi phạm quy định 1627 là chưa đúng khi chiếu sang theo kết luận giám sát của NHNN.

Luật sư trình bày gia đình bị cáo có công với cách mạng, bản thân có nhiều thành tích trong công tác trong ngành ngân hàng... Quá trình bị cáo Hà công tác tại BIDV đã làm đúng trách nhiệm của mình.

16h30: Luật sư bào chữa cho Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH phát triển đầu tư Thuận Phát) và Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP đầu tư phát triển và dịch vụ An Phát)

Theo luật sư, bị cáo Linh và Tuấn không quen biết Phạm Công Danh, không bàn bạc, thống nhất với bị cáo Danh. Do tin tưởng người giới thiệu mua trái phiếu, ký hợp đồng vay vốn trong khi không gặp trực tiếp người ký hợp đồng, các bị cáo nông cạn và phải trả giá bằng việc có mặt tại tòa hôm nay.

Tại cơ quan điều tra, các bị đã hợp tác để làm rõ vụ án. Tại tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,... Ngoài ra, các bị cáo có thân nhân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, gia đình có công với cách mạng,... mong HĐXX xem xét sự thật khách quan của vụ án, tạo điều kiện cho các bị cáo sớm quay về đoàn tụ với gia đình.

Bị cáo Nguyễn Thế Linh và Nguyễn Ngọc Tuấn đồng ý với phần bào chữa của luật sư và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

16h28: Luật sư Văn Thiệu bào chữa cho Nguyễn Ngọc Tuấn

Luật sư cho rằng chính nhận thức bị cáo về trái phiếu có lợi cho công ty thì bị cáo thực hiện mua trái phiếu đã diễn đến hành vi của bị cáo. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét khách quan, nhận thức của bị cáo.

Bị cáo Tuấn hoàn toàn đồng ý với quan điểm vị luật sư và không có ý kiến bổ sung.

16h25: Luật sư bào chữa bị cáo Lê Văn Tuấn

Bị cáo chưa có nhiều kiến thức về kinh doanh trái phiếu, không hưởng lợi, gia đình có công vơi cách mạng, hoàn cảnh gia đình khó khăn… mong HĐXX xem xét.

16h20: Phiên tòa tiếp tục, luật Sư Bùi Hữu Tuấn bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Ninh

Luật sư cho biết bị cáo Tuấn ăn năn hối cải trước hành vi của mình, gia đình có công với cách mạng.... HĐXX xem xét đánh giá đúng tính chất hành vi của bị cáo, cho bị cáo sớm về với gia đình.

15h55: Tòa giải lao

15h50: HĐXX mời bị cáo Cường

Bị cáo Cường cho rằng, các ngân hàng không thiệt hại, mặt khác bị cáo không biết ông Danh không bàn bạc và cũng không hưởng lợi. Bị cáo Cường nêu hoàn cảnh gia đình, nhân thân tốt... mong HĐXX xem xét cho bị cáo hình phạt nhẹ hơn.

Liên quan đến hành vi tại TPBank, trong thời gian bị cáo làm tại TPBank, bị cáo luôn quan niệm là phải phục vụ ngân hàng vì lợi ích ngân hàng, đúng theo quy chế của ngân hàng, quy chế tín dụng. Nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận kinh doanh là tiếp xúc khách hàng xem xét có phù hợp không rồi báo cáo cấp trên. Khi thực hiện, chúng tôi đã làm đúng quy trình và hợp lí. Khi có quyết định của ủy ban tín dụng cho vay thì bị cáo được phân công ủy quyền kí hợp đồng này.

Ủy ban tín dụng của TPBank phê duyệt hoàn toàn không có tư lợi gì. Bị cáo luôn nghĩ là thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Bị cáo chưa bao giờ vi phạm về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và thu lợi cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc không thể không có sơ sót.

Bị cáo không bàn bạc với Phạm Công Danh, không biết mục đích trong giao dịch này, mong HĐXX xem xét cho chúng tôi được hưởng sự bao dung và khoan hồng của pháp luật trong hành vi này.

Hình phạt 6 - 7 năm của bị cáo rất là lớn, bị cáo mong được nhận được sự khoan hồng của pháp luật, để bị cáo có điều kiện cho chăm sóc gia đình...

15h30: Luật sư Nguyễn Phương Nam bào chữa bị cáo Cường

Luật sư trình bày về đơn xin xem xét của mẹ bị cáo Cường về việc gia đình bị cáo Cường có công với cách mạng. Luật sư cho biết, việc Nguyễn Việt Hà đến gặp Đinh Việt Cường trước hay Cường đến gặp trước không quan trọng mà quan trong là bàn bạc chuyện gì.

15h00: Luật sư Hoàng Huy Được bào chữa cho bị cáo Cường

Luật sư cho rằng, việc đề xuất tín dụng của bị cáo không ảnh hưởng tới thiệt hại của VNCB, cho xã hội. Luật sư đặt câu hỏi tại sao không xem xét cho bị cáo Cường và Thủy khi không làm thiệt hại cho TPBank, mà còn đang làm việc có lợi cho TPBank?

Bị cáo không được hưởng bất kỳ lương nào từ công ty Thịnh Phát nhưng lại chịu mức án 6 - 7 năm tù. Đồng quan điểm với luật sư trước, luật sư Được cũng cho rằng bị cáo Cường không thành lập Thịnh Phát, chỉ là người điều hành quản trị công ty. Việc vay vốn 153 tỷ đồng, gấp 30 lần vốn điều lệ của công ty Thịnh Phát... ông Cường không có thẩm quyền quyết định vay ngân hàng TPBank.

Việc ủy quyền cho Nguyễn Tiến Dũng là kiểm soát viên định giá đại diện Công ty Thịnh Phát ký hợp đồng vay ngân hàng TPBank 153 tỷ đồng là không khách quan so với hồ sơ điều tra, bởi không có cơ sở, căn cứ để thực hiện, theo luật sư.

Nếu như công ty Thịnh Phát không duyệt hồ sơ vay hợp đồng tín dụng thì ông Cường có quyền ký hợp đồng này hay không? Luật sư cho rằng là không. Vì vậy, cần xem xét lại hành vi này của bị cáo Cường.

Hành vi của bị cáo Cường có sự hạn chế và phù hợp với quy định của ngân hàng, quy định cho vay tín dụng. Bị cáo Cường cũng không góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Việc vay vốn cũng như mua trái phiếu thuộc thẩm quyền của HĐQT công ty chứ không phải bị cáo Cường nên luật sư mong HĐXX xem xét.

14h30: Phiên tòa bắt đầu, luật sư Nguyễn Chí Đại bào chữa Đinh Việt Cường (Nguyên PGĐ khối KHDN Ngân hàng TMCP Tiên Phong)

Luật sư cho rằng cáo buộc của VKS đối với bị cáo không đúng khách quan của sự việc. Hành vi của bị cáo là thực hiện nhiệm vụ, chức năng tại ngân hàng TPBank sau khi được sự chấp thuận của ủy ban tín dụng.

Căn cứ vào lời khai của ủy ban tín dụng, khoản vay này không có rủi ro đã thống nhất phê duyệt và thông báo kết quả phê duyệt. Theo cáo trạng, bị cáo quyết định trực tiếp cho 3/11 công ty vay tổng số tiền là 450 tỷ đồng để mua trái phiếu, là không đúng, khách quan. Luật sư cho rằng, bị cáo không có thẩm quyền phê duyệt gói tín dụng trên.

Bên cạnh đó, không có chứng cứ nào ông Phạm Công Danh chứng minh ông Danh quen biết bị cáo Cường. Điều đó chứng tỏ bị cáo không nhận thức được ông Phạm Công Danh dùng pháp nhân 11 công ty để vay tiền. Cáo buộc của VKS không đúng với thực tế, mong VKS xem xét lại.

Trong các hành vi cáo trạng nêu có một số cái đúng như không lập báo cáo sau khi cho vay… Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả giám định của NHNN, TPBank không có thiệt hại chứng tỏ hành vi của bị cáo không gây thiệt hại cho TPBank.

Luật sư cho rằng không có căn cứ nào chứng tỏ hành vi của bị cáo giúp sức cho Phạm Công Danh, đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi của bị cáo.

Luật sư cho biết, bị cáo không thành lập công ty Thịnh Phạt như cáo trạng. Việc đầu tư trái phiếu vào Công ty Trung Dung, Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo cho rằng không có rủi ro do có tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại TPbank do đó bị cáo đã đề xuất bị cáo Hà. Bị cáo không nhận thức được hành vi của mình gây ra hậu quả.

Luật sư cho rằng, cáo buộc Đinh Việt Cường giúp sức cho ông Danh không đúng thực tế khách quan, mong HĐXX xem xét, mang lại sự công bằng cho bị cáo. Luật sư trình bày hoàn cảnh gia đình, có công cách mạng, nhân thân của bị cáo... mong HĐXX xem xét.

Tóm tắt phiên tòa Phạm Công Danh chiều 25/1

Luật sư Chu Thị Trang Vân bào chữa cho 3 bị cáo Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phương Nam, Đỗ Minh Thủy lên bào chữa cho bị cáo Hà.

Theo luật sư, Nguyễn Việt Hà cũng các đồng phạm đã nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng để mua trái phiếu Thiên Thanh. Hành vi này đã được xem xét ở giai đoạn 1 và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 trong vụ án này. Vấn đề trách nhiệm của bị cáo Hà, trong bản án sơ thẩm giai đoạn 1 Quỹ Lộc Việt bị truy thu lại và đã hoàn thành xong.

xet xu pham cong danh chieu 251 khong co bang chung nao cho thay dinh viet cuong dong pham voi pham cong danh
Bị cáo Nguyễn Việt Hà

Bào chữa về hành vi giới thiệu các công ty để vay tiền tại TPBank của Nguyễn Việt Hà. Luật sư cho biết, bị cáo giới thiệu 6 công ty để làm hồ sơ vay vốn tại TPBank. Hà không ký bất kì giấy tờ gì trong gói tín dụng TPBank.

Trong 6 công ty thì có 2 công ty thuộc Quỹ Lộc Việt, còn số công ty còn lại là bị cáo giới thiệu anh em, bạn bè. Trong kinh doanh khi thấy sản phẩm nào có lợi thì thường kép người quen vào để cùng kinh doanh, bản thân bị cáo Hà cho rằng đây là sự kinh doanh an toàn, có lợi.

Theo luật sư, cả 2 hành vi này, xuyên suốt vụ án, vai trò của bị cáo Hà nổi lên như một mắt xích quan trọng trong việc ủy thác đầu tư để mua trái phiếu. VKS đang xem xét nó như một thủ đoạn để phạm tội.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, có 3 công ty có chức năng như Quỹ Lộc Việt nhưng Quỹ Lộc Việt được chọn. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn cho thấy, bị cáo Hà không có sự bàn bạc, thống nhất với bị cáo Danh. Trước đây, bị cáo Hà chỉ có mối quan hệ quen biết với Phan Thành Mai.

Bên cạnh đó, trong phiên tòa, theo luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Bình, bị cáo Bình đã không được Viện kiểm soát cân nhắc như các "chủ" doanh nghiệp khác. Bị cáo Hà Văn Bình không biết Phạm Công Danh là ai và không bàn bạc, thảo luận với bị cáo Danh.

Mức án dành cho bị cáo Hà Văn Bình 3-4 tù năm là quá nặng.

HĐXX cho phép bị cáo Bình lên bào chữa bổ sung. Bị cáo Bình nói rằng không nghe được phần luận tội của VKS liên quan đến bị cáo và không hiểu vì sao mình bị đề nghị mức án cao hơn các bị cáo khác. Bị cáo Bình nói rằng bị cáo không quen biết bị cáo Danh và không được hưởng lợi.

PV

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.