|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xé tan những ‘bánh vẽ’ trong bán hàng đa cấp

16:33 | 11/10/2016
Chia sẻ
Công ty TNHH Isagenix Việt Nam chấm dứt hoạt động, đã nối dài danh sách những doanh nghiệp đa cấp liên tiếp bị "khai tử" từ đầu năm đến nay.

14 công ty đa cấp bị ‘khai tử’ từ đầu 2016

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), tính đến tháng 10/2016, đã có 14 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC), 2 công ty tuyên bố tạm ngừng hoạt động và nhiều đơn vị bị xử phạt vì những vi phạm khác nhau…

Gần đây nhất là những cái tên: Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long; Công ty TNHH Tupperware Việt Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Thương mại Bông Sen Vàng… được thêm vào danh sách doanh nghiệp BHĐC chấm dứt hoạt động.

xe tan nhung banh ve trong ban hang da cap
Công ty đa cấp Thăng Long bị rút giấy phép sau án phạt 460 triệu đồng. (Nguồn: Dân trí)

STT

Tên doanh nghiệp chấm dứt hoạt động BHĐC

Bắt đầu ngừng hoạt động

1

Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất – Thương mại Việt Nam

3/3/2016

2

Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu thương mại Vi Na Linh

10/3/2016

3

Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Con đường Việt

11/3/2016

4

Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 668

11/3/2016

5

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Thành phố Hà Nội

11/3/2016

6

Công ty Cổ phần New Power Việt Nam (Hiện đổi thành Công ty Cổ phần Trái tim Ngọc Việt)

11/3/2016

7

Công ty TNHH Isagenix Việt Nam

14/3/2016

8

Công ty Cổ phần mạng lưới Đầu tư và Thương mại Toàn cầu

16/6/2016

9

Công ty Cổ phần Zogo

15/7/2016

10

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trường Giang Việt Nam

19/7/2016

11

Công ty TNHH một thành viên CVI Link Việt Nam

12/8/2016

12

Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long

5/9/2016

13

Công ty TNHH Tupperware Việt Nam

1/10/2016

14

Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Thương mại Bông Sen Vàng

3/10/2016

Bảng: Danh sách các doanh nghiệp chấm dứt hoạt động BHĐC

từ đầu năm 2016 đến nay

Có nhiều lý do dẫn đến việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC của các doanh nghiệp: Không kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký theo phương thức BHĐC; Không triển khai các hoạt động trong 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép; Thay đổi phương thức kinh doanh hoặc tuyến bố giải thể…

Ngoài ra, thống kê từ Cục QLCT cho thấy, có 16 doanh nghiệp khác bị xử phạt vì kinh doanh hoạt động BHĐC nhưng chưa làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận hoạt động với cơ quan có thẩm quyền; Có 2 doanh nghiệp tuyên bố tạm ngừng hoạt động BHĐC từ tháng 7/2016 đến năm 2017; Hàng loạt doanh nghiệp bị xử phạt hành chính vì những vi phạm khác nhau…

Trước đó, Cục QLCT cho biết đã xử phạt 36 doanh nghiệp, với số tiền phạt lên tới gần 6,5 tỉ đồng; Tiếp nhận và xử lý 123 khiếu nại của người tham gia BHĐC…

Hoạt động lừa đảo núp bóng đa cấp

Mới đây, sự cố hacker đánh cắp 65 triệu USD bitcoin khiến nhiều sàn giao dịch trên thế giới ngưng hoạt động, hàng ngàn khách hàng Việt Nam cũng có nguy cơ bị thua lỗ nặng hoặc mất trắng tiền đầu tư. Đây là lời cảnh tỉnh đối với những người tham gia giao dịch tiền ảo theo mạng lưới đa cấp.

xe tan nhung banh ve trong ban hang da cap
Giao dịch tiền ảo Bitcoin ngừng hoạt động khiến nhà đầu tư điêu đứng. (Nguồn: Vtv.vn)

Trong những giao dịch này, người đầu tư phải bỏ một khoản tiền để tham gia vào hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo. Sau đó, họ phải tuyển dụng người đầu tư mới đặt ở tuyến dưới của mình để được hưởng hoa hồng. Một khi người đầu tư đã nộp tiền thì rất khó để rút về.

Hoạt động mua bán tiền ảo thường được thực hiện trên trang tin điện tử, với máy chủ đặt tại nước ngoài. Theo các chuyên gia phân tích, việc tham gia mạng lưới này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi cá nhân, tổ chức chủ hệ thống có thể dễ dàng chiếm đoạt nguồn tài chính của người đầu tư mà không có bất cứ sự ràng buộc nào. Họ có thể đánh sập hệ thống, xóa dữ liệu về người đầu tư và biến mất.

Cục QLCT nhấn mạnh, tiền ảo không phải là tiền tệ và không phải phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, khi xảy ra tranh chấp thì người đầu tư không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.

Một hình thức lừa đảo mới xuất hiện khác, đó là dụ dỗ người dân đầu tư vào các dự án bất động sản, du lịch hay khoáng sản nhằm chiếm dụng nguồn tiền. Các dự án chỉ là vỏ bọc để huy động tiền, còn bản chất hoạt động này vẫn là lấy tiền của người vào hệ thống sau để trả cho người vào trước. Khi không còn người đóng tiền nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia khó có thể lấy lại được tiền đã đầu tư.

“Các tổ chức hứa hẹn người tham gia chỉ cần đầu tư tiền vào dự án, không phải làm gì cũng được hưởng hoa hồng, tiền thưởng cao bất thường so với số tiền bỏ ra ban đầu” là biểu hiện của mô hình lừa đảo này.

Ngoài ra, Cục QLCT cũng cảnh tỉnh người dân không tham gia vào các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ theo phương thức đa cấp, vì Luật cạnh tranh cấm kinh doanh đa cấp đối với dịch vụ dưới mọi hình thức.

Là loại hình kinh doanh được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới, BHĐC du nhập vào Việt Nam năm 1998 và được pháp luật Việt Nam thừa nhận từ năm 2004. Tuy nhiên, những hoạt động lừa đảo núp bóng đa cấp trong thời gian gần đây đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tinh thần cho người dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Linh Lê