|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xây dựng nhà máy Tập đoàn Young Poong tại cụm công nghiệp ở Vĩnh Phúc

07:34 | 01/10/2020
Chia sẻ
Trong giai đoạn I, nhà máy của Công ty TNHH YPE Vina và Công ty TNHH Korea Circuit được khởi công xây dựng với số vốn khoảng 270 triệu USD, diện tích đất sử dụng 13,5 ha.

Ngày 30/9, huyện Vĩnh Tường và các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Tập đoàn Young Poong tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà máy Công ty TNHH YPE Vina và Công ty TNHH Korea Circuit tại Cụm công nghiệp Đồng Sóc.

Tập đoàn Young Poong là một trong những Tập đoàn lớn tại Hàn Quốc kinh doanh đa dạng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Điện tử, chế biến kim loại màu, thương mại, dịch vụ tài chính với doanh thu hơn 10 tỉ USD/năm, lợi nhuận hằng năm trên 1 tỉ USD.

Riêng lĩnh vực điện tử, Tập đoàn hiện có 5 công ty; trong đó có hai công ty hoạt động tại Khu công nghiệp Bá Thiện I và Bá Thiện II (Vĩnh Phúc) với doanh thu năm 2019 đạt 2,5 triệu USD/công ty.

Tháng 10/2019, Công ty TNHH YPE Vina và Công ty TNHH Korea Circuit đã kí kết bản ghi nhớ thuê đất tại Cụm công nghiệp Đồng Sóc, với tổng vốn đăng kí đầu tư khoảng 840 triệu USD được chia làm 3 giai đoạn.

Trong giai đoạn I, nhà máy của Công ty TNHH YPE Vina và Công ty TNHH Korea Circuit được khởi công xây dựng với số vốn khoảng 270 triệu USD, diện tích đất sử dụng 13,5 ha, chủ yếu sản xuất sản phẩm mạch phức tạp phục vụ cho Samsung, Apple. 

Dự án sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2022, thu hút khoảng 5.000 lao động trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Tập đoàn Young Poong tập trung mọi nguồn lực cho dự án bảo đảm chất lượng công trình, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề và các chế độ chính sách cho người lao động; đồng thời tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tập đoàn trong quá trình triển khai dự án.

Trọng Lịch

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.