|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

World Bank: Việt Nam - một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới

20:30 | 01/01/2019
Chia sẻ
Giám đốc World Bank nhận định, khi đã trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, Việt Nam dễ bị tổn thương do những biến động bên ngoài, nhất là khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và thanh khoản trên toàn cầu bị thắt lại.
world bank viet nam mo t trong nhung nen kinh te mo nhat the gioi
Việt Nam dễ bị tổn thương do những biến động bên ngoài do độ mở của nền kinh tế lớn.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa phát hành bản tin cuối năm với tên gọi “Âm vang Việt Nam”. Mở đầu báo cáo, ông Ousmane Dione Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định: "Năm 2018 vừa qua là một năm tốt đẹp với Việt Nam".

Theo ông Ousmane Dione, thực chất, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả xuất sắc trên nhiều mặt, tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì ở mức 6,8% cho dù bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức.

"Đó là con số đầy ấn tượng, cao hơn so với mức bình quân dự báo cho các quốc gia thị trường mới nổi ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản khác đều được đảm bảo, tạo nền tảng vững chắc để quốc gia tiếp tục những thành tựu nổi bật trong tương lai", ông Ousmane Dione đánh giá.

Tuy nhiên, theo chuyên gia từ World Bank, con đường của năm 2019 còn nhiều "mây mờ giăng lối" bởi khi đã trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, Việt Nam dễ bị tổn thương do những biến động bên ngoài, nhất là khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và thanh khoản trên toàn cầu bị thắt lại.

"Bên cạnh những biến động về thương mại, Việt Nam cũng không tránh hỏi tác động chung của các xu hướng lớn khác, như sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức, biến đổi khi hậu và dân số già đi", ông Ousmane Dione nêu.

World Bank cho rằng, tình hình thay đổi như trên càng thúc đẩy Việt Nam phải đẩy nhanh tốc độ cải cách. Quốc gia có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hấp dẫn bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh và tạo tiền đề tốt hơn cho tăng trưởng. "Đó là những nhiệm vụ tối quan trọng của Chính phủ", ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Đánh giá về tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/11/2018. World Bank cho rằng, CPTPP là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất đến nay, với tiềm năng đẩy mạnh thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên.

"Trong đó, Việt Nam dự kiến là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Hiệp định này, còn gọi là hiệp định thương mại “sâu”hoặc của “thế kỷ 21”, không chỉ quy định về cắt giảm thuế quan và tiếp cận thị trường mà còn mở rộng phạm vi sang các vấn đề về đầu tư, cạnh tranh, thương mại điện tử, quy định đồng bộ, lao động, môi trường, giải quyết tranh chấp giữa nhà nước nhà đầu tư", World Bank đánh giá.

Đồng thời khẳng định, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực vào ngày 1/1/2019, Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hợp tác, hướng tới triển khai các cam kết trong CPTPP đồng thời hỗ trợ các bước nhằm tạo điều kiện để Việt Nam tận dụng được đầy đủ các cơ hội đem lại.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Dung

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.