World Bank: Thương mại toàn cầu 2016 trì trệ vì bất ổn chính sách
Báo cáo Phát triển Thương mại năm 2016 vừa được Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) công bố hôm qua chỉ ra rằng tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục đi xuống. Năm 2016 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm và cũng là năm hoạt động thương mại kém nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009.
Theo báo cáo của WB, số liệu sơ bộ cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu tăng chỉ hơn 1% trong năm 2016, so với 2% năm 2015 và 2,7% năm 2014. Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại dịch vụ tiếp tục tương đối ổn định và hồi phục nhẹ từ sau lần giảm năm 2015.
Tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2016 chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. |
Trong khi những năm trước sự trì trệ trong tăng trưởng thương mại chỉ tập trung tại các nước thu nhập cao hoặc ở các nước đang phát triển, năm 2016 thì tăng trưởng thương mại yếu ớt được ghi nhận ở cả hai nhóm nước này.
Báo cáo chỉ ra rằng sự bất ổn trong chính sách kinh tế tăng vọt là một yếu tố góp phần làm giảm tăng trưởng thương mại thế giới trong năm ngoái. Với mẫu phân tích tại 18 quố gia trong 30 năm, báo cáo chỉ ra rằng tình trạng bất ổn trong năm 2016 có thể đã làm giảm tăng trưởng thương mại khoảng 0,6 điểm %, tương đương khoảng 75% sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng thương mại trong năm 2015 và 2016.
Nhóm các chuyên gia kinh tế của WB cho rằng bất ổn chính sách ở châu Âu và Mỹ đã gây ra tác động tiêu cực tới thương mại khi làm giảm tăng trưởng toàn cầu nói chung. Trong một môi trường bất ổn hơn, các doanh nghiệp có thể lựa chọn trì hoãn đầu tư và các quyết định xuất khẩu, người tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu. Mối đe dọa xóa bỏ các hiệp định thương mại cũng ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng thương mại khi tăng thêm bất ổn chính sách.
Báo cáo này cũng đưa ra bằng chứng mới cho thấy sự kết nối giữa tăng trưởng thương mại chậm lại với tăng trưởng năng suất giảm dần. Theo đó, thương mại chậm chạp phản ánh sự trì trệ của chuỗi giá trị toàn cầu, làm giảm mức độ tăng trưởng năng suất thông qua phổ biến công nghệ và một bộ phận lao động quốc tế làm việc hiệu quả hơn. Chúng ta đang chứng kiến một sự suy giảm tăng trưởng thương mại cũng như năng suất, và sự chậm lại trong mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu có thể giải thích cho cả hai vấn đề này, tác giả của báo cáo chỉ ra.
Phân tích số liệu của 13 ngành tại 40 quốc gia trong 15 năm cho thấy việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu là một động lực quan trọng cho năng suất lao động. Với mỗi 10% tăng thêm phần tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì năng suất sẽ tăng thêm khoảng 1,7%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/