|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vượt Mỹ, Ấn Độ trở thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới

16:35 | 28/01/2020
Chia sẻ
Báo cáo mới nhất từ Counterpoint Research cho biết Ấn Độ đã vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Vượt Mỹ, Ấn Độ trở thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới - Ảnh 1.

Doanh số smartphone Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhờ đóng góp mạnh mẽ từ các công ty Trung Quốc Ảnh: AFP

Theo Neowin, Counterpoint ghi nhận 158 triệu chiếc smartphone đã được bán ra tại Ấn Độ trong năm 2019 với mức tăng trưởng 7% trong một năm. 

Các nhà phân tích tin rằng điều này phần lớn có thể bắt nguồn từ việc mở rộng của các nhà sản xuất Trung Quốc nhằm cung cấp smartphone giá rẻ cùng các chiến lược quảng cáo đẩy mạnh thị trường của họ.

Cũng theo nghiên cứu, 72% điện thoại được bán ở Ấn Độ được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc, gồm Xiaomi, Vivo, Realme và Oppo. Đây là những công ty có thị phần tăng đáng kể tại Ấn Độ. 

Trong số này, Ấn Độ trở thành thị trường lớn nhất của Xiaomi sau Trung Quốc nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng Redmi Note và tăng đột biến của các kênh ngoại tuyến. Doanh số smartphone Xiaomi đã tăng 5% trong năm 2019 nhờ một lượng lớn người dùng mới ở Ấn Độ.

Doanh số smartphone Realme cũng tăng đến 255% vào năm 2019, trong khi mức tăng trưởng của Vivo là 76%.

Tuy nhiên, Samsung có doanh số smartphone gần như tương đương năm ngoái, tuy giảm 5% trong năm 2019. Apple chứng kiến một trong những mức tăng trưởng nhanh nhất trong quý 4/2019 do giảm giá iPhone XR và giới thiệu dòng iPhone 11.

Ấn Độ vượt qua Mỹ về doanh số smartphone có thể bắt nguồn từ dân số và một thị trường mới nổi, nơi có một số lượng lớn người có thể mua smartphone. 

Điều này đã tác động đáng kể đến các nhà sản xuất smartphone hiện đang thiết kế điện thoại nhắm đến Ấn Độ và các nền kinh tế đang phát triển khác.

Thành Luân

Đánh thuế BĐS: Kiểm soát đầu cơ hay tạo thêm gánh nặng?
Nếu chỉ áp dụng mỗi biện pháp đánh thuế thì sẽ khó ngăn chặn hiệu quả việc thao túng giá bất động sản mà ngược lại còn có tác dụng tiêu cực nếu chính sách tiền tệ và tài khóa đi theo xu hướng ngược lại là hỗ trợ tăng trưởng.