Vùng TPHCM sẽ là trung tâm kinh tế lớn của khu vực và thế giới
Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù cho TPHCM |
Theo quy hoạch, phạm vi vùng TPHCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TPHCM và 7 tỉnh lân cận gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404 km2. Dự báo đến năm 2030, dân số của vùng từ 24 - 25 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 18 đến 19 triệu người, gần gấp đôi so với hiện nay.
Mục tiêu của quy hoạch này nhằm phát triển vùng TPHCM trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động, bền vững; có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, hướng tới quốc tế; trở thành một vùng kinh tế hiện đại.
Đây sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm nghiên cứu khoa học - dịch vụ; trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu với trình độ chuyên môn hóa cao; trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Vùng TPHCM có tổng diện tích khoảng 30.404 km2 |
Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết TPHCM được xác định là đô thị hạt nhân, trọng tâm của vùng, các tỉnh lân cận đều có chương trình phát triển đô thị gắn với dự án lớn. Thông qua đề án điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM, các địa phương cần có nghiên cứu để đảm bảo những định hướng lớn của tỉnh cần phụ hợp với nội dung của đề án quy hoạch vùng. Về phía trung ương, các bộ ngành sẽ tích cực phối hợp với các địa phương để xúc tiến thực hiện đề án.
“Các bộ, ngành sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng và huy động nguồn lực đa dạng trong xã hội tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng và của từng tỉnh” – Bà Phan Thị Mỹ Linh nói.