|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Chính quyền làm ngơ để người dân mua bán đất công trong hàng chục năm

15:44 | 27/07/2019
Chia sẻ
Hơn 5.000 mét vuông đất nhà nước quản lý bị người dân xây dựng nhà ở trái phép hơn 10 năm nhưng chính quyền không ngăn chặn ngay từ đầu.

Để người dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở trên đất do Nhà nước quản lý trong nhiều năm qua là thực trạng báo động tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 Mới đây, chính quyền TP Vũng Tàu đã có động thái kiên quyết trong việc thu hồi hơn 5.000 mét vuông đất tại khu vực phường 10 mà người dân đã lấn chiếm hơn 10 năm đã vấp phải sự phản ứng của người dân.

Theo UBND TP Vũng Tàu, diện tích đất trên do ông Vũ Quang Ánh, ngụ TP Vũng Tàu khai phá từ trước năm 1975. 

Đến 1995, ông Ánh đã chuyển nhượng cho ông Lê Anh Tuấn (Phú Nhuận, TP HCM) đại diện cho Công ty Epco Minh Phụng. Việc chuyển nhượng được TP Vũng Tàu xác nhận, sau đó phía công ty này đã thế chấp lô đất trên tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Vũng Tàu quản lý lỏng lẻo để dân bao chiếm đất công - Ảnh 1.

Khu đất 5000 m2 do nhà nước quản lý bị dân bao chiếm xây dựng nhà.

Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, người dân tiến hành sang nhượng và ồ ạt xây dựng nhà trái phép trên đất là tài sản của Ngân hàng Công thương Việt Nam. 

Sau khi có thông tin cưỡng chế nhằm thu lại đất công để chính quyền làm dự án, đã vấp phải sự phản ứng của người dân.

Anh Nguyễn Minh Lý, người dân đang sinh sống tại khu vực này cho biết, khi mua đất ông Xuân (người nhận sang nhượng lại đất) có nói đây là đất nông nghiệp, sẽ không được xây dựng nhà ở.

“Lúc trước ông Xuân có bán đất cho mọi người ở đây và không chiếm đất của nhà nước. Mọi người có xây dựng trái phép nhưng không xác định là đất của nhà nước. Thời điểm đó có việc xây không hợp pháp trên đất nông nghiệp”, Anh Lý cho hay.

28 hộ dân cho rằng, việc người dân đến đây xây dựng nhà và sinh sống từ nhiều năm qua mà không bị chính quyền địa phương, cũng như phía ngân hàng nhắc nhở hay yêu cầu di dời đi. 

Có nhiều gia đình 3 – 4 thế hệ đã sống ổn định khu vực này nhiều năm nay, giờ bị lấy đất lại không biết phải đi đâu.

Bà Mai Thị Dương cho biết, khi xây nhà không có ai đến nhắc nhở đình chỉ hay xử phạt. Gia đình đã ở ổn định tại đây mười mấy năm. 

“Nay nhà nước nói đất của nhà nước rồi đuổi dân ra nên người dân không biết đường nào đi nên rất hoang mang”, bà Dương bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, tất cả những khiếu nại của 28 hộ dân đã được UBND TP Vũng Tàu giải quyết. 

Các hộ này không có bất cứ giấy tờ hợp pháp về nhà đất và xây dựng, cư trú bất hợp pháp trên khu đất lấn chiếm. Bên cạnh đó, theo bản án của TAND Tối cao thì khu đất thu hồi thuộc quyền sử dụng của ngân hàng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên địa bàn thành phố Vũng Tàu còn rất nhiều trường hợp xây dựng trái phép, xây dựng nhà trên đất do nhà nước quản lý…tập trung chủ yếu ở các phường 10, 11, 12, phường Thắng Nhất và phường Nguyễn An Ninh.

Dư luận TP Vũng Tàu đang đặt câu hỏi, vì sao nói đất nhà nước quản lý mà dân xây dựng nhà ở chính quyền địa phương không ngăn chặn ngay từ đầu? Đến khi dân ở ổn định gần 20 năm qua giờ mới đi cưỡng chế? Phải chăng công tác quản lý đất đai trên địa bàn đang có sự buông lỏng từ bộ máy chính quyền cơ sở?.

Lưu Sơn

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.