|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vốn ngoại đổ vào bất động sản tiếp tục tăng mạnh, hai tháng đầu năm đạt hơn 300 triệu USD

18:03 | 28/02/2018
Chia sẻ
Nếu như trong tháng 1/2018 vốn ngoại đổ vào bất động sản đạt 77 triệu USD thì sang tháng 2/2018, vốn ngoại giải ngân vào thị trường này tiếp tục tăng mạnh với hơn 230 triệu USD. 
von ngoai do vao bat dong san tiep tuc tang manh hai thang dau nam dat hon 300 trieu usd Sốt đất có thể vẫn tiếp diễn trong năm Mậu Tuất
von ngoai do vao bat dong san tiep tuc tang manh hai thang dau nam dat hon 300 trieu usd Doanh nghiệp địa ốc ráo riết săn vốn ngoại

Theo báo cáo vừa công bố của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/2/2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành nghề tại Việt Nam.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 188,52 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 53,56 tỷ USD (chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 21 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư).

von ngoai do vao bat dong san tiep tuc tang manh hai thang dau nam dat hon 300 trieu usd
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 58,8 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 49,58 tỷ USD (chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông...

TP HCM tiếp tục là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 44,25 tỷ USD (chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư). Các dự án bất động sản lớn ở TP HCM cũng đang gấp rút triển khai nhờ số vốn FDI dồi dào. Tiếp theo là Bình Dương với 30,67 tỷ USD (chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 27,69 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).

Tính đến ngày 20/02/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,7 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Ở lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), cả nước có 411 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD, bằng 68,6% so với cùng kỳ năm 2017, 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 700,3 triệu USD, bằng 92,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong 2 tháng đầu năm, cả nước có 873 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 1,25 tỷ USD, tăng 102,5% so với cùng kỳ 2017. Tính chung lại, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm là 3,34 tỷ USD, bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Ở lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, 2 tháng đầu năm 2018 thị trường địa ốc thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký là 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, chỉ đứng sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng với số vốn đầu tư lần lượt là 1,83 tỷ USD và 345,4 triệu USD.

Trước đó, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy trong tháng 1/2018 vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản đạt 77 triệu USD. Như vậy, sang tháng 2/2018, vốn ngoại đổ vào thị trường địa ốc lại tiếp tục tăng mạnh với hơn 230 triệu USD.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 2 tháng đầu năm 2018:

- Dự án nhà máy điện gió Hanbaram, cấp phép ngày 7/2/2018, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD do Singapore đầu tư tại Ninh Thuận với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.

- Dự án Công ty TNHH Kefico Việt Nam, cấp phép năm 2009 với mục tiêu sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ tại Hải Dương điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 120 triệu USD.

- Dự án Công ty TNHH Vina Cell Technology, cấp phép năm 2016 với mục tiêu sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Bắc Giang điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD.

- Dự án nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Nam Định.

- Dự án nhà máy Ykk Hà Nam, cấp phép ngày 02/02/2018, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD do Nhật bản đầu tư với mục tiêu sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan, sản xuất nguyên phụ liệu dùng cho ngành may.

Khánh Hà