|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vốn FDI vào Việt Nam ba tháng đầu năm đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5 % so với cùng kỳ

11:20 | 27/03/2021
Chia sẻ
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ba tháng đầu năm đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo số liệu mới được công bố từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến ngày 20/3, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng số dự án cấp mới là 234 dự án, giảm 69,1% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt 7,2 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tổng dự án tăng thêm là 161 lượt dự án với vốn đăng ký tăng thêm đạt 2,1 tỷ USD, tăng 97,4% so với cùng kỳ

Ngoài ra, có 734 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 805,3 triệu USD, giảm 58,8% so với cùng kỳ.

Tính lũy kế đến ngày 20/3/2021, cả nước có 33.294 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 393,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 236,96 tỷ USD, bằng gần 60% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.

17 ngành lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, trong đó lĩnh vực sản xuất, phân phối điện dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 600 triệu USD, tiếp đến là hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đạt trên 167 triệu USD.

Singapore tiếp tục dẫn đầu về vốn FDI rót vào Việt Nam 3 tháng đầu năm, đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Anh Đào

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.