|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VNPT lo thoái vốn ngoài ngành sẽ không khả quan

09:23 | 16/03/2017
Chia sẻ
Mặc dù lên kế hoạch thoái vốn khá sớm, từ thời điểm tái cấu trúc, song đến nay, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) mới thoái vốn được 16 trong tổng số 68 danh mục cần phải thoái vốn.
Theo VNPT, hiện tập đoàn vẫn còn còn 52 danh mục phải thoái vốn bao gồm 16 danh mục thoái vốn theo phương thức tích tụ và 36 danh mục là thoái vốn theo phương thức trực tiếp như khớp lệnh, thỏa thuận, đấu giá, sáp nhập, giải thể, phá sản.

VNPT cho biết, theo Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, VNPT sẽ thực hiện thoái vốn tại 63 công ty cổ phần trong 5 lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng. Vì thế, từ đầu năm 2015, tập đoàn đã liên tục tiến hành chào bán cổ phần của các công ty trong danh mục thoái vốn.

Tuy nhiên, theo VNPT, giống như tình trạng chung của tất cả các doanh nghiệp trong nước, tập đoàn đã, đang gặp khó khăn trong việc thoái vốn tại các công ty cổ phần, các công ty ngoài ngành. Tính tới hết ngày 15/10/2016, VNPT đã hoàn thành thoái vốn được 16 danh mục. Tổng giá trị đầu tư thu về là 1.043 tỷ đồng trên vốn đầu tư trên sổ sách 602 tỷ đồng, đạt tỉ lệ giá trị đầu tư thu về/vốn đầu tư trên sổ sách là 173%.

“Hiện vẫn còn còn 52 danh mục phải thoái vốn bao gồm 16 danh mục thoái vốn theo phương thức tích tụ và 36 danh mục là thoái vốn theo phương thức trực tiếp như khớp lệnh, thỏa thuận, đấu giá, sáp nhập, giải thể, phá sản”, tập đoàn VNPT cho biết.

Theo VNPT, từ đầu năm tới nay, tập đoàn đã tiếp tục chào bán cổ phần tại hàng loạt công ty, trong đó có một ngân hàng lớn (Ngân hàng Hàng Hải). Trong đó, có 3 doanh nghiệp đã triển khai đấu giá công khai song không thành công bởi không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.

Tập đoàn này cho biết trong tháng 3 sẽ tiếp tục công bố chào bán cổ phần tại thêm 5 công ty cổ phần nữa, tuy nhiên, dự kiến kết quả cũng sẽ không được khả quan.

Tổng giám đốc Tập đoàn Phạm Đức Long tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 2/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã tiếp tục báo cáo về việc gặp khó trong thoái vốn tại các công ty cổ phần và đề xuất Bộ có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ.

Cụ thể, theo lãnh đạo VNPT, từ năm 2016 VNPT đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét trình Chính phủ một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ví dụ như giao quyền cho doanh nghiệp chủ động trong việc đàm phán giá với nhà đầu tư khi bán cổ phần, rút ngắn số lần tổ chức chào bán trong khi vẫn đảm bảo các quy định về giá chào bán.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể thực hiện chào giá tối đa 3 lần, giá chào lần sau giảm tối đa 10% so với giá chào lần đầu. Chính vì vậy, dựa theo tình hình, các nhà đầu tư nếu muốn mua sẽ đợi lần chào giá thứ 3 để được giá tốt nhất. Điều đó làm kéo dài thời gian và thủ tục bán đấu giá.

Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp được niêm yết nhiều lần nhưng không tìm được nhà đầu tư, ví dụ như khối công ty cổ phần xây lắp tại các tỉnh thành. Do vậy, với những doanh nghiệp thuộc diện này, VNPT cho rằng cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý.

Trong một diễn biến liên quan, tại buổi làm việc ngày 15/3 với VNPT, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, cho biết, từ đầu năm 2016 tới ngày 5/3/2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao VNPT 111 nhiệm vụ, trong đó VNPT đã hoàn thành 108 nhiệm vụ (đúng hạn 104, quá hạn 4), còn lại 3 nhiệm vụ quá hạn mà chưa hoàn thành, trong đó có việc thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành hoặc doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả triển khai quá chậm so với yêu cầu.

Vì thế, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị VNPT giải trình, làm rõ về nguyên nhân dẫn tới 3 nhiệm vụ quá hạn và biện pháp khắc phục trong thời gian tới, nêu rõ mốc thời gian hoàn thành.

Theo Bộ trưởng Dũng, nội dung của buổi kiểm tra sẽ được Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3, đồng thời sẽ kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kể cả những vướng mắc về cơ chế, chính sách.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thủy Diệu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.