|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

VNDirect tiếp tục cho Sunbay Ninh Thuận gia hạn trái phiếu đến tháng 3/2025

07:37 | 20/01/2025
Chia sẻ
Sunbay Ninh Thuận được giới thiệu là đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Crystal Bay, đồng thời là doanh nghiệp dự án Sunbay Park Hotel & Resort ở TP Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

CTCP Sunbay Ninh Thuận vừa công bố thông tin gia hạn lô trái phiếu SBPCB2124002 đến ngày 5/3/2025. Nội dung này đã được  đại diện người sở hữu trái phiếu là CTCP Chứng khoán VNDirect chấp thuận.

Sunbay Ninh Thuận được thành lập vào tháng 4/2017 với vốn điều lệ 110 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm CTCP Đầu tư Bất động sản Thành Đông (52,746%), ông Nguyễn Văn Cường (46,254%) và ông Nguyễn Hồng Phúc (1%).

Tháng 10/2017, các cổ đông sáng lập của Sunbay Ninh Thuận đồng loạt thoái vốn. Vị trí Tổng Giám đốc Sunbay Ninh Thuận cũng được chuyển giao từ ông Nguyễn Hồng Phúc sang ông Nguyễn Đức Chi.

Sau đó, Sunbay Ninh Thuận tăng vốn lên 300 tỷ đồng vào cuối năm 2019 và tiếp tục tăng lên 770 tỷ đồng vào năm 2021. Đến năm 2023, công ty bất ngờ giảm vốn điều lệ về 300 tỷ đồng vào tháng 7 nhưng tiếp tục tăng lại 770 tỷ chỉ hai tháng sau đó.

 

Giai đoạn 2021 - 2022, Sunbay Ninh Thuận huy động tổng cộng 1.700 tỷ đồng trái phiếu thông qua 5 đợt phát hành, đáo hạn vào tháng 4-12/2024, lãi suất. Riêng trong năm 2024, số tiền lãi công ty đã thanh toán trên 100 tỷ đồng.

Trong đó, lô trái phiếu SBPCB2124002 trị giá gần 800 tỷ đồng được Sunbay Ninh Thuận phát hành vào ngày 23/12/2021, đáo hạn vào ngày 23/12/2024, lãi suất cố định trong một năm đầu tiên là 9,5%/năm. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền khai thác tài sản, cổ phần của Sunbay Ninh Thuận và số dư tiền gửi tại tài khoản dự án.

Đơn vị quản lý tài sản bảo đảm là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chi nhánh Cam Ranh và VNDirect. Trong đó, VNDirect là đơn vị sở hữu 100% trái phiếu.

Sunbay Ninh Thuận đã mua lại một phần của lô trái phiếu trên với giá trị 145 tỷ đồng vào giữa tháng 4/2024, tương đương dư nợ gốc còn lại khoảng 655 tỷ đồng. Tháng 12 cùng năm, công ty xin và được gia hạn thời điểm tất toán đến ngày 23/1/2025.

Cùng thời điểm này, Sunbay Ninh Thuận cho biết các cổ đông đã thực hiện góp bổ sung 10 tỷ đồng vào vốn lưu động để có thể tiếp tục triển khai hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chưa thống nhất được nên số tiền này được chuyển sang hình thức vay, mượn và đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính 2023.

VNDirect đã có văn bản thông báo sự kiện vi phạm đối với trái phiếu Sunbay Ninh Thuận ngay sau đó bởi việc vay vốn bên thứ ba phải được sự chấp thuận từ đại diện người sở hữu trái phiếu. Sunbay cho biết phía công ty đang khắc phục vấn đề này và sẽ điều chỉnh trong quý I/2025.

Sunbay Ninh Thuận đã ký thỏa thuân đặt mua và hợp đồng mua bán 467 căn hộ thuộc tòa tháp B và 577 căn hộ thuộc tòa tháp C với tổng giá trị trên 1.840 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2022. (Ảnh: Báo Người Lao động).

Sunbay Ninh Thuận được giới thiệu là đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Crystal Bay do doanh nhân Nguyễn Đức Chi sáng lập, đồng thời là chủ sở hữu nhiều chuỗi dự án nghỉ dưỡng lớn dọc ven biển miền Trung như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa…

Trong đó, Sunbay Ninh Thuận là doanh nghiệp dự án Sunbay Park Hotel & Resort có tổng mức đầu tư 4.779 tỷ đồng tại TP Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Dự án có tổng diện tích 36.551 m2, được phát triển ba tòa tháp cao 50-55 tầng, gồm 600 phòng khách sạn và 2.495 căn hộ du lịch.

Sunbay Ninh Thuận đã ký thỏa thuân đặt mua và hợp đồng mua bán 467 căn hộ thuộc tòa tháp B và 577 căn hộ thuộc tòa tháp C với tổng giá trị trên 1.840 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2022.

Trong cuộc họp vào tháng 11/2024,ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết mặc dù tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án trong khuôn khổ pháp luật quy định nhưng đến nay dự án SunBay Park Hotel & Resort vẫn chậm tiến độ, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - trật tự, gây lãng phí về đất đai, nguồn lực đầu tư cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của người dân địa phương.

Chủ tịch tỉnh yêu cầu nhà đầu tư cần sớm tìm các giải pháp tích cực tiếp cận được nguồn vốn để tiếp tục triển khai dự án, sớm hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Sunbay Ninh Thuận, đã bị tạm hoãn xuất cảnh vào cuối năm ngoáido công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Sau thông tin này, phía Sunbay Ninh Thuận phản hồi với báo chí rằng công tycòn một phần nghĩa vụ nộp tiền thuê đất khoảng 138 tỷ đồng, chiếm 10% tổng nghĩa vụ phải trả.

"Công ty gặp một số khó khăn do tiền thuê đất tại dự án Sunbay Park được định giá trên giả định chưa phù hợp với thực tế thị trường. Mức định giá thuê đất đang giả định công suất khai thác phòng khách sạn của dự án trung bình trên 70%, giá thuê phòng là 3,6 triệu đồng/đêm, cao gấp 3 lần mức giá thực tế tại Ninh Thuận", theo thông báo từSunbay Ninh Thuận.

Trong văn bản trả lời Báo Pháp luật TP HCM,ông Nguyễn Văn Mực, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận, cho biết Sunbay Ninh Thuận đã kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án và đã được tỉnh chấp thuận vào năm 2019.

Việc điều chỉnh này đã dẫn đến sự thay đổi hệ số sử dụng đất do thay đổi mật độ, chiều cao của công trình, làm phát sinh nghĩa vụ tài chính giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước và sau khi điều chỉnh tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi quy hoạch. Nhà đầu tư phải nộp số tiền chênh lệch này.

Dự ánSunbay Park Hotel & Resort cũng từng vướng tranh chấp khi khách hàng mua dự án tố chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng mua bán, huy động vốn của khách hàng nhưng không bàn giao căn hộ du lịch đúng hạn.

Sau giai đoạn điều tra,Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận kết luận không có cơ sở để khởi tố hình sự vụ án, bản chất tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư là tranh chấp dân sự.Sunbay Ninh Thuận có triển khai thực hiện dự án và cung cấp sổ sách, chứng từ kế toán chứng minh mục đích sử dụng đối với số tiền đã huy động, bao gồm vốn huy động từ khách hàng.

 

 

Nguyên Ngọc

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.