|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VN xếp thứ 86 về chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu

06:57 | 17/02/2017
Chia sẻ
Việt Nam xếp thứ 86 trên 118 nước về Chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu (Global Talent Competitiveness Index - GTCI) - một báo cáo đánh giá khả năng cạnh tranh nhân lực của các nước.
vn xep thu 86 ve chi so canh tranh tai nang toan cau
Xếp hạng năng lực cạnh tranh tài năng toàn cầu của Việt Nam so với các nước trên thế giới. Ảnh: chụp lại từ báo cáo của INSEAD

Báo cáo về Chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu năm 2017 do Trường Đào tạo về kinh doanh INSEAD (Pháp) phối hợp với Tập đoàn Dịch vụ tuyển dụng nhân sự Adecco (Thụy Sỹ) và Viện Human Capital Leadership Institute - HCLI (Singapore) thực hiện và phát hành vào ngày 16-2-2017.

Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu đo lường đánh giá khả năng phát triển, thu hút và duy trì nhân tài,... Chủ đề ấn bản lần thứ tư này của GTCI là "Nhân lực và Công nghệ: Định hướng tương lai của công việc".

So với năm ngoái, kết quả báo cáo GTCI năm nay cho thấy Việt Nam bị tụt 4 hạng. Cụ thể, GTCI năm ngoái Việt Nam xếp hạng thứ 82 trong tổng số 109 nước. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam bị tụt hạng về GTCI. Năm 2014, Việt Nam xếp hạng thứ 75 trong tổng số 93 nước về chỉ số này.

Với vị trí 86, Việt Nam được xếp hạng tương đối tốt về các kỹ năng liên quan đến Kiến thức toàn cầu (tức là sử dụng các kỹ năng cao để hỗ trợ các sáng kiến và tham gia vào kinh doanh). Ngược lại, Việt Nam bị tụt lại đằng sau trong cột "Lao động tay nghề & Kỹ thuật – Labor & Technical Skills" cũng như trong việc thu hút, phát triển và giữ chân người tài.

So với các nước khác trong khu vực ASEAN, Việt Nam còn thua xa về GTCI. Cụ thể, ngoài Singapore (xếp thứ 2), báo cáo năm nay cho thấy Malaysia được xếp hạng 28, Philippines (52), Thái Lan (73). Trong khối ASEAN, báo cáo nghiên cứu cho thấy Việt Nam được xếp hạng cao hơn Indonesia (90) và Campuchia (108).

Thụy Sỹ và Singapore chiếm lĩnh vị trí đầu bảng của GTCI năm 2017, cùng với bốn nước Bắc Âu nằm trong top 10 (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy). Anh và Mỹ lần lượt xếp thứ ba và thứ tư.

Những nước xếp hạng cao đều có chung đặc điểm, bao gồm hệ thống giáo dục đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, chính sách nhân lực ưu tiên sự linh hoạt, linh động và tính khởi nghiệp, cùng với mối liên kết chặt chẽ giữa những nhân tố kinh tế và chính phủ.

Để phát triển sự năng động giúp biến đổi các thành phố trở thành “nam châm” thu hút nhân tài, năm nay GTCI các thành phố cũng được khởi động.

Ấn bản đầu tiên của Chỉ số Cạnh tranh các thành phố bao gồm 46 thành phố, với Copenhagen xếp vị trí đầu bảng, theo sau là Zurich và Helsinki. San Francisco và Los Angeles là hai thành phố của Mỹ nằm trong tốp 10, lần lượt xếp thứ 4 và thứ 8. Sydney và Singapore, xếp thứ 12 và 19, là hai thành phố dẫn đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trình độ nhân lực của các thành phố được đành giá qua nhiều yếu tố, và tốp 10 thành phố đều có đặc điểm chung là chất lượng cuộc sống cao, tốc độ đường truyền cao, nhiều cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp quốc tế.

Hùng Lê

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.