|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VN Pharma và thị trường dược

11:16 | 31/08/2017
Chia sẻ
Phiên tòa xét xử lãnh đạo Công ty VN Pharma là chủ đề nóng trong dư luận tuần qua. Những mảng tối của thị trường dược vốn đã gây bức xúc từ chính những người trong cuộc. Nhưng phải chờ đến phiên tòa này, điều đó mới phơi bày trước dư luận: lợi nhuận khổng lồ của các hãng dược dựa trên quan hệ thân hữu và lợi ích nhóm; chất lượng thuốc và sự lỏng lẻo trong kiểm soát của cơ quan nhà nước quản lý ngành; “hoa hồng” khủng cho bác sĩ và vấn đề kiểm soát nghiệp vụ, y đức của bác sĩ; những khoảng trống, từ năng lực đến thiết chế pháp lý bảo vệ lợi ích bệnh nhân...
vn pharma va thi truong duoc
Thị trường dược Việt Nam đang gặp phải những hạn chế mang tính hệ thống, VN Pharma chắc chắn không phải là ví dụ duy nhất, nếu không tiến hành những thay đổi căn bản về chính sách thì những vấn đề hiện tại sẽ không thể khắc phục.

Các sản phẩm thuốc chữa bệnh được phân phối qua hai kênh chủ yếu: thuốc điều trị tại bệnh viện và thuốc bán qua đơn. Thị trường, trên cả hai kênh này đều đang có những méo mó nhất định. Với thị trường mua bán thuốc qua các gói thầu mua sắm thuốc cho các bệnh viện, tính minh bạch thấp và rủi ro tham nhũng là rất cao. Cho dù các gói thuốc được cung cấp chủ yếu qua đấu thầu cạnh tranh, nhưng nhiều doanh nghiệp trong ngành phản ánh hiện tượng một số doanh nghiệp nhận được nhiều “ưu ái” và thắng thầu không dựa trên năng lực nhà thầu, chất lượng và giá cả thuốc.

Có hay không việc vi phạm quy trình đấu thầu để thiên vị và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp có quan hệ thân hữu với cá nhân quyết định thầu, sẽ phải chờ đến điều tra và kết luận cụ thể trong từng vụ việc. Nhưng nhìn vào trường hợp VN Pharma, những nghi ngờ đó là có căn cứ. Chỉ hai năm sau khi được thành lập, công ty này đã thắng những gói thầu lớn và doanh số bán hàng tăng trưởng chóng mặt, đạt gần đến 1.000 tỉ đồng, cũng như liên tục thành lập mới các công ty thành viên để mở rộng mạng lưới và quy mô.

Việc trao vai trò quá lớn cho cơ quan y tế trong hoạt động đấu thầu thuốc cũng cho thấy những rủi ro tiềm ẩn của việc cơ quan này có thể lợi dụng vị thế đó để ưu ái các doanh nghiệp thân hữu.

Thêm nữa, việc trao vai trò quá lớn cho cơ quan y tế trong hoạt động đấu thầu thuốc cũng cho thấy những rủi ro tiềm ẩn của việc cơ quan này có thể lợi dụng vị thế đó để ưu ái các doanh nghiệp thân hữu. Thực tế pháp luật về quản lý giá cũng xếp thuốc vào nhóm hàng Nhà nước phải kiểm soát giá. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, trực tiếp là Cục Quản lý giá không đóng vai trò trong việc giám sát giá thuốc nói chung và chi phí các gói thầu mua sắm nói riêng.

Cục Quản lý dược, vì vậy, đóng vai trò kép: vừa có quyền kiểm soát về chất lượng; lại có quyền quyết định trong đánh giá khía cạnh kinh tế của hoạt động mua sắm của các bệnh viện. Trong khi đó, hai vai trò này chứa đựng rủi ro mâu thuẫn lợi ích. Cơ quan quản lý sẽ chú trọng khía cạnh “kinh tế” vốn có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho họ, hơn là quản lý chất lượng thuốc. Bên cạnh nguy cơ “ưu ái” các công ty sân sau như đã nói trên, việc chất lượng thuốc kém, thuốc giả mà vụ việc VN Pharma bộc lộ cho thấy trực tiếp hệ quả đó.

Trong khi đó, trên thị trường bán lẻ thuốc kê đơn, chuyện các công ty dược trực tiếp cắt “hoa hồng” cho bác sĩ để bác sĩ ưu tiên kê các loại thuốc do hãng dược đó phân phối, cũng là vấn đề nhức nhối lâu nay. Về bản chất đây là một hình thức hối lộ. Bác sĩ nhận “hoa hồng” từ hãng dược không chỉ vi phạm rõ ràng đạo đức nghề nghiệp mà còn đứng trước rủi ro vi phạm pháp luật. Hiện tượng các trình dược viên xuất hiện thường xuyên trong các cơ sở y tế, có mặt trong phòng khám, tiếp xúc công khai với bác sĩ đã được phản ánh lâu nay. Nhiều bệnh viện đã ứng phó bằng cách quy định các bác sĩ không được tiếp xúc với các hãng dược tại bệnh viện. Nhưng biện pháp hành chính này không đảm bảo ngăn chặn các hãng dược tiếp tục tiếp cận bác sĩ một cách “kín đáo” hơn.

Dược phẩm, đối với một nước đang phát triển và đông dân như Việt Nam là một thị trường khổng lồ. Theo ước tính của nhiều hãng đánh giá thị trường, thị trường dược Việt Nam hiện nay có giá trị 4-5 tỉ đô la Mỹ/năm và có thể tăng lên đến 7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020. Trong khi đó, thuốc - bởi vai trò của nó trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, có thể xem là hàng hóa đặc biệt. Trên thị trường này, mức độ hiểu biết và nắm bắt được thông tin của người bệnh là kém hơn rất nhiều so với bác sĩ và các cơ quan y tế (hiện tượng bất đối xứng thông tin). Vì thế, với thị trường quan trọng này, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, một loạt vấn đề nêu trên cho thấy thị trường này được gặp phải những hạn chế mang tính hệ thống. VN Pharma chắc chắn không phải là ví dụ duy nhất. Xử lý, cho dù là hình sự với các cá nhân vi phạm mà không tiến hành những thay đổi căn bản về chính sách thì những vấn đề hiện tại sẽ không thể được khắc phục.

vn pharma va thi truong duoc Thứ trưởng Bộ Y tế: Bộ trưởng không hề nói là không có người thân làm ở VN Pharma

"Bộ trưởng Tiến không có nói là em chồng không làm việc tại VN Pharma, đây là không nói, chứ không phải là nói không ...

vn pharma va thi truong duoc Vụ VN Pharma: Thuốc H-Capita không phải thuốc giả mà là thuốc kém chất lượng

Thứ trưởng Bộ Y Tế cho biết theo quy đinh trong Luật Dược 2016 và kết luận giám định thì thuốc H-Capital không phải thuốc ...

vn pharma va thi truong duoc Vụ VN Pharma: Chính phủ chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh, công khai

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2017 với sự tham gia của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát ...

Sa Nam