Trung tâm phân tích của Chứng khoán SSI nhận định các cổ phiếu chứng khoán có mức giá hấp dẫn và hợp lý để đầu tư dài hạn. Đồng thời, VN-Index sẽ vượt 1.400 điểm trong năm 2021 và ước dao động xung quanh ngưỡng này trong năm 2022.
Sau khi HOSE trở lại bình thường, NĐT cá nhân cùng tự doanh đẩy mạnh mua ròng lần lượt 1.100 tỷ đồng và 440 tỷ đồng. Cổ phiếu HPG cùng các mã ngân hàng tiếp tục là tâm điểm giao dịch của các bên trên thị trường.
Trong phiên HOSE đóng cửa sớm vì quá tải, đà mua ròng của NĐT cá nhân sụt giảm còn 715 tỷ đồng, tương tự khối tự doanh cũng giảm mua ròng còn 200 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu HPG đồng thời dẫn đầu phía mua ròng của cả NĐT cá nhân và tự doanh.
Chiến lược "sell in May, and go away" – bán trong tháng 5 rồi rút khỏi thị trường đã quá xa vời với thị trường chứng khoán Việt Nam khi các kỷ lục về điểm số và thanh khoản liên tục bị đánh đổ.
Phiên sáng nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng kịch trần bất chấp sắc đỏ của thị trường như VBB, PGB, SGB và LPB. Tương tự nhóm ngân hàng, cổ phiếu công ty chứng khoán đồng loạt tăng hết biên độ như HAC, AAS, TCI, SBS, VFS, BVS, VDS, CTS....
Trong tuần giao dịch (24 – 28/5), nhà đầu tư cá nhân tiếp đà mua ròng hơn 1.076 tỷ đồng với tâm điểm dòng tiền tập trung tại ngành ngân hàng và tài nguyên cơ bản (thép).
Trong tuần (24 – 28/5), nhà đầu tư nước ngoài giảm nhẹ bán ròng trên HOSE xuống còn hơn 470 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối này đảo chiều mua ròng trở lại, trong khi tiếp tục gom cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Liên tục tạo sóng và trở thành trụ đỡ cho đà tăng của thị trường, cổ phiếu ngân hàng đã mang lại mức lợi nhuận ấn tượng cho các nhà đầu tư nắm giữ, thậm chí gấp nhiều lần so với lãi tiền gửi ngân hàng.
Thị trường giao dịch tích cực trong phiên chiều nay. Dòng tiền lan tỏa hầu hết các nhóm cổ phiếu. Tại nhóm VN30, có đến 23 mã tăng giá, 6 mã giảm giá mà 1 mã đứng giá tham chiếu. Cổ phiếu STB chốt phiên tăng kịch trần lên 31.850 đồng/cp. Những mã khác tăng giá trên 3% có SSI, BID, MBB, SBT và TCB.